Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Bệnh giang mai lây truyền qua đường nào và thời gian ủ bệnh giang mai có lâu không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Bệnh lây qua 3 con đường chủ yếu là đường tình dục, đường máu và lây truyền từ mẹ sang con. Ngoài ra, bệnh lây có thể lây từ người này sang người khác khi sử dụng chung vật dụng cá nhân (bàn chải, quần lót,..) có dính dịch và máu của người bệnh.

Bệnh giang mai lây qua đường nào? Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục và rất nhiều người biết đến điều này. Vậy, ngoài ra, bệnh còn con đường lây truyền nào khác không? Theo các nghiên cứu y khoa, bệnh giang mai lây truyền thông qua các con đường: Quan hệ tình dục, lây truyền từ mẹ sang con và lây truyền qua đường máu.

Bệnh lây qua đường tình dục

Giống như HIV hay sùi mào gà, giang mai cũng là một bệnh lây qua đường tình dục và đây là con đường lây truyền chủ yếu. Số người bị bệnh giang mai do lây truyền từ bạn tình chiếm tỷ lệ lên đến 95%. Trong cơ quan sinh dục có chứa các nước dịch và trong nước dịch này có chứa xoắn khuẩn giang mai. Trong quá trình quan hệ tình dục, cơ quan sinh dục có thể bị xước (vì lớp da mỏng và rất nhạy cảm) tạo cơ hội cho xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, hành động hôn cũng dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai vì nước bọt có chứa xoắn khuẩn giang mai. Để phòng tránh, các bác sĩ khuyên chúng ta nên quan hệ tình dục an toàn: Không nên quan hệ với nhiều người; nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân để phát hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục; sử dụng các biện pháp phòng tránh khi quan hệ, đơn giản nhất là dùng bao cao su.

ViCAre.vn-giang-mai-lay-qua-duong-nao-body-2
Giang mai là một bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh lây qua nhiễm trùng đường máu

Nếu sử dụng bơm kim tiêm, vết thương tiếp xúc với máu của người bị giang mai đều dẫn đến lây truyền bệnh giang mai. Những đối tượng cao bị lây truyền giang mai qua đường máu thường rơi vào những người nghiện ma túy, hút chích thường xuyên, có sử dụng bơm kim tiêm với nhiều người. Có thể kể đến một số trường hợp hy hữu bị lây truyền bệnh như: vô tình nhận máu truyền từ người bị giang mai, bị nhiễm giang mai trong quá trình đỡ đẻ do vết thương tiếp xúc với máu và dịch của bà bầu.

Do vậy, để phòng tránh, chúng ta không nên sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác và thực hiện các biện pháp bảo vệ như đeo găng tay hay đeo khẩu trang khi thực hiện nghiệp vụ y tế với người bị giang mai.

Bệnh lây qua đường sinh nở

Mẹ bầu bị giang mai có thể lây bệnh sang con trong quá trình mang thai và sinh con.

  • Trường hợp lây truyền trong thời kỳ mang thai do vi trùng giang mai xâm nhập vào đường tuần hoàn máu của nhau thai gây nhiễm trùng nhau thai, thường xảy ra trong 4 tháng đầu của thai kỳ. Khi đó, bào thai sẽ bị nhiễm trùng, dẫn đến tăng nguy cơ sảy thai, sinh con non, chết lưu thai nhi ở trong bụng. Con đường lây truyền này là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sinh ra đã bị giang mai bẩm sinh.
  • Trẻ bị nhiễm giang mai trong quá trình sinh nở tự nhiên do vết xước trên da bé vô tình tiếp xúc với dịch và máu của mẹ.

Trước khi mang thai, mẹ bị giang mai cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cách phòng tránh giang mai lây truyền cho con trong suốt quá trình sinh nở.

ViCAre.vn-giang-mai-lay-qua-duong-nao-body-3
Mẹ bầu bị giang mai có thể lây bệnh sang con trong quá trình mang thai và sinh con

Con đường lây truyền khác

Một số thói quen như sử dụng chung dao cạo, đồ lót, quần áo, khăn mặt có dính dịch, máu của người bị giang mai thì nguy cơ lây nhiễm là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình những vật dụng riêng hàng ngày như khăn mặt, đồ lót, quần áo, bàn chải đánh răng,...

Khi bị giang mai sẽ có những triệu chứng gì?

Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể, trước khi phát bệnh, chúng sẽ có thời gian ủ bệnh nhất định. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh giang mai với mỗi người sẽ khác nhau do cơ địa của mỗi người là khác nhau, có thể kéo dài từ 1 tuần đến vài tháng:

  • Thời gian ủ bệnh 10 ngày với những người có sức đề kháng kém, sức khỏe yếu.
  • Thời gian ủ bệnh 3 tháng với những người có sức đề kháng tốt.
  • Một số trường hợp khác, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới hàng năm, khi bệnh biểu hiện ra bên ngoài thường đã bước sang giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của bệnh.

Bệnh giang mai được chia thành 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 3.

Giai đoạn 1:

Các triệu chứng tổn thương thường xuất hiện sau 3 đến 4 xoắn giang mai xâm nhập vào cơ thể. Các tổn thương này được gọi là sẩn giang mai có đặc điểm với các vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, không có gờ nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục: với nữ thường ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ; còn nam giới ở quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật.. Bên cạnh đó, chúng còn xuất hiện ở môi, miệng, lưỡi,..

ViCAre.vn-giang-mai-lay-qua-duong-nao-body-4
Các triệu chứng tổn thương thường xuất hiện sau 3 đến 4 xoắn giang mai xâm nhập vào cơ thể

Giai đoạn 2:

Giai đoạn 2 của bệnh thường diễn ra trong khoảng từ 6 đến 8 tuần kể từ khi xoắn giang mai xâm nhập vào cơ thể. Khi đó, các vết đào ban hồng đỏ sẽ xuất hiện rải rác ở khắp cơ thể. Còn các sẩn giang mai cũ sẽ phát triển với nhiều hình dáng và màu sắc đa dạng: Sẩn màu đỏ hồng, thâm nhiễm và có thể có viền vảy xung quanh. Sẩn giang mai dạng vảy nến, dạng trứng cá, sẩn hoại tử...Các sẩn to hơn hay xuất hiện ở cơ quan sinh dục, hậu môn. Ở giai đoạn này, các nốt, sẩn giang mai không gây đau, người bệnh thường bị sốt, đau cơ toàn thân, bạch huyết sưng to. Ngoài ra, một số người còn bị viêm hạch hoặc rụng tóc.

ViCAre.vn-giang-mai-lay-qua-duong-nao-body-5
Vết đào ban hồng đỏ xuất hiện rải rác ở khắp cơ thể

Giai đoạn 3:

Giai đoạn 3 của bệnh thường xảy ra sau 3 đến 15 năm kể từ khi cơ thể bắt đầu bị nhiễm xoắn giang mai. Xoắn giang mai sẽ xâm nhập sâu và lan tỏa khắp cơ thể khi bước vào giai đoạn 3. Các nốt sẩn giang mai phát triển dày đặc thành cụm, màu hồng đỏ, gây ngứa, đau; xoắn giang mai tấn công vào nội tạng, tim mạch và thần kinh gây đau bụng, co thắt lồng ngực, cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đi lại khó khăn.

Các bác sĩ khuyến cáo những người có nhiều bạn tình, hành nghề mại dâm, có người thân bị giang mai, sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, có sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác nên đi tầm soát giang mai để phát hiện bệnh sớm. Nếu phát hiện bệnh sớm từ ngay giai đoạn 1 có thể điều trị khỏi hẳn nhưng nếu phát hiện và điều trị muộn thì các biện pháp can thiệp chỉ dừng lại ở việc cải thiện triệu chứng mà thôi.

Xem thêm:

  • Giang mai bao lâu thì phát bệnh?
  • Biểu hiện của bệnh giang mai giai đoạn đầu
  • Người mắc bệnh giang mai có chữa được không?