Bệnh giang mai bẩm sinh có thể chữa được không?
Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không là một phần đặc biệt trong các vấn đề về bệnh giang mai. Trẻ em là đối tượng chủ yếu chịu nhiều ảnh hưởng do giang mai bẩm sinh gây ra do đó hầu hết các bà mẹ đều cảm thấy vô cùng lo ngại về vấn đề này.
Bệnh giang mai bẩm sinh có thể chữa được không?
Nguyên nhân gây giang mai bẩm sinh
Giang mai là một loại bệnh xã hội do xoắn khuẩn có tên khoa học Treponema Pallium gây ra, chủ yếu qua đường quan hệ tình dục. Người mẹ trong quá trình mang thai mắc bệnh hoặc mắc bệnh trước khi mang thai, nhưng không nhận biết được dấu hiệu, sẽ lây nhiễm cho thai nhi thông qua dây rốn, tiếp xúc đường máu hoặc sinh con thường, tiếp xúc qua âm đạo có chứa xoắn giang mai.
Những đứa trẻ không may mắn mắc phải bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh giang mai bẩm sinh biểu hiện lên bé. Hoặc một số do trường hợp mẹ sinh thường, con tiếp xúc qua đường âm đạo mắc phải bệnh giang mai. Tuy nhiên việc trẻ mang bệnh giang mai không phải là một vấn đề đơn giản mà đòi hỏi phải có quá trình chữa trị mất khá nhiều thời gian và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Dấu hiệu bệnh giang mai bẩm sinh mẹ cần biết
Việc nhận biết lây nhiễm giang mai bẩm sinh được chia làm hai loại dấu hiệu là dấu hiệu sớm hoặc dấu hiệu muộn.
Đối với dấu hiệu nhận biết sớm là trong vòng hai năm đầu đời các dấu hiệu của bệnh giang mai bắt đầu xuất hiện trên cơ thể dưới dạng những vết phỏng ở lòng bàn chân hoặc vết phỏng ở lòng bàn tay. Da nhìn bằng mắt sẽ thấy phồng lên và sờ thấy sần. Điều này cho thấy những xoắn giang mai đang tồn tại bên trong các vết săng giang mai kèm theo triệu chứng sổ mũi kéo dài. Bên cạnh đó trường hợp giang mai biểu hiện sớm tùy vào mức độ ảnh hưởng mà thai có thể bị suy gây chết lưu hoặc sảy thai.
Còn với dấu hiệu muộn được phát hiện vào những năm thứ 3, tổn thương ăn sâu vào các tế bào và mức độ lây lan ít hơn. Các dấu hiệu thường như sau:
Xuất hiện những vết màu hồng trên da, được xếp dưới dạng vòng cung và tự khỏi một thời gian sau đó.
Ở những vùng tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai sẽ nổi những mụn có khả năng phát triển to hơn về sau rồi vỡ ra và tạo thành những vết sẹo có màu tím. Khi không phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn gây ra phình động mạch, viêm màng não hoặc viêm não...
Bệnh giang mai bẩm sinh có thể chữa được không?
Thông thường khi nhiễm bệnh giang mai bẩm sinh, khả năng phát hiện có thể cao hơn so với các trường hợp khác vì quá trình mang thai cho đến khi sinh con các mẹ bầu sẽ được kiểm tra sức khỏe định kì. Cũng như đối với những bệnh giang mai thuộc các trường hợp khác, việc điều trị giang mai bẩm sinh sẽ dựa trên quá trình chữa trị bằng thuốc kháng sinh theo quy định nghiêm ngặt của bác sĩ và những phương pháp điều trị tiên tiến khác.
Tuy nhiên việc chữa trị còn được dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng bệnh, mức độ như thế nào, thời gian phát hiện bệnh, loại thuốc kháng sinh sử dụng và những phản ứng của cơ thể đối với thuốc. Đồng thời việc thực hiện điều trị sẽ được các bác sĩ không ngừng theo dõi trong một khoảng thời gian dài, dưới sự giám sát chặt chẽ cũng như thực hiện các xét nghiệm phản ứng trong suốt quá trình.
Vì thế bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không là một câu trả lời có thể đáp rằng có, cũng như có thể khắc phục nếu như thời gian phát hiện sớm và nhanh chóng. Tuy nhiên để không phải lo lắng các vấn đề về bệnh giang mai ngay từ bây giờ nên có kiến thức, thông tin nhận biết dấu hiệu bệnh, cách phòng ngừa và tham khảo các nguyên nhân lây nhiễm để có thể dễ dàng phòng tránh. Không những thế nên duy trì đời sống tình dục lành mạnh, thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục và có nguyên tắc trong kiêng cữ trong quá trình mang thai để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Cách điều trị bệnh giang mai bẩm sinh
Thông thường, bà mẹ khi mang thai bị giang mai sẽ được điều trị và đứa trẻ sau khi sinh ra cũng sẽ được điều trị giang mai bẩm sinh. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh giang mai bẩm sinh theo từng trường hợp:
- Nếu đứa trẻ sinh ra có kết quả xét nghiệm phản ứng RPR trong huyết thanh là dương tính, bác sĩ sẽ khuyến cáo mỗi tháng nên đưa trẻ khám lại 1 lần và sau 8 tháng, nếu kết quả là âm tính và không có biểu hiện giang mai bẩm sinh thì có thể dừng quan sát.
- Nếu đứa trẻ sinh ra có kết quả phản ứng RPR trong huyết thanh là âm tính, sẽ được khuyến cáo sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng cần khám lại một lần. Nếu kết quả là dương tính và không có biểu hiện giang mai bẩm sinh thì có thể loại trừ trường hợp trẻ mắc giang mai.
Trường hợp trẻ sinh ra phản ứng RPR là dương tính thì cần tiếp tục theo dõi trong một năm, nếu kết quả vẫn là dương tính thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh.
- Trong quá trình thăm khám, nếu nhận thấy xuất hiện độ chuẩn có xu hướng tăng hoặc xuất hiện những biểu hiện bẩm sinh của bệnh giang mai thì cần lập tức cho điều trị.
- Trường hợp đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ chưa được điều trị hoặc mới điều trị giang mai 4 tuần trước sinh, hoặc khi sinh ra trẻ mới được tiêm Penicillin điều trị giang mai thì có thể điều trị dự phòng bệnh giang mai.
Cách phòng ngừa bệnh giang mai bẩm sinh
Để phòng chống bệnh giang mai bẩm sinh, trước tiên cần phải phát hiện và điều trị kịp thời cho người mẹ trong thời kỳ mang thai. Cần thực hiện các xét nghiệm về phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả phụ nữ có thai. Bởi bệnh giang mai càng được chữa trị sớm thì càng nhanh khỏi và không để lại biến chứng.
Giang mai là một bệnh dễ lây nhiễm và có thể gây những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ những dấu hiệu, biện pháp phòng ngừa và cách điều trị bệnh giang mai bẩm sinh để có thể tránh gây ảnh hưởng cho thai nhi trong quá trình mang thai.
Xem thêm:
- Bệnh gì lây qua đường nước bọt?
- Những điều cần biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?