Bệnh giãn phế quản là gì?

Bệnh giãn phế quản là gì? Giãn phế quản là một tình trạng ở phổi gây ho và có đờm, đường hô hấp bị nhiễm trùng tái đi tái lại. Bệnh có thể do bẩm sinh có thể do mắc phải; nhưng giãn phế quản chủ yếu là do mắc phải (thứ phát) sau viêm phổi virus, vi khuẩn... thường phát triển từ khi còn trẻ nhỏ.

Bệnh giãn phế quản là gì? Bệnh giãn phế quản là gì?

Bệnh giãn phế quản là gì? Giãn phế quản là một tình trạng ở phổi gây ho và có đờm, đường hô hấp bị nhiễm trùng tái đi tái lại. Bệnh có thể do bẩm sinh có thể do mắc phải; nhưng giãn phế quản chủ yếu là do mắc phải (thứ phát) sau viêm phổi virus, vi khuẩn... thường phát triển từ khi còn trẻ nhỏ.

Bệnh giãn phế quản là gì?

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được. Bệnh giãn phế quản là một tình trạng ở phổi gây ho và có đờm, đường hô hấp bị nhiễm trùng tái đi tái lại.

Các triệu chứng này là do giãn nở bất thường (nở rộng) các đường thở của phổi (phế quản). Trong một số trường hợp chỉ có một đường thở bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp khác, nhiều đường dẫn khí bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp rất nặng, sự giãn nở đường thở xảy ra ở khắp cả hai phổi.

vicare.vn-benh-gian-phe-quan-la-gi-body-1

Nguyên nhân gây bệnh giãn phế quản

Có 2 loại giãn phế quản chính, đó là:

  • Giãn phế quản mắc phải
  • Giãn phế quản bẩm sinh

Giãn phế quản mắc phải chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 90%). Tức là trước đó người bệnh đã mắc một bệnh nào đó về đường hô hấp hoặc có liên quan đến bệnh hệ thống đường hô hấp (viêm họng, mũi, thanh quản, xoang hoặc viêm răng miệng...).

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp có nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do virus, vi khuẩn. Các loại vi khuẩn và virus này gây viêm long phế quản, gây ứ đọng chất dịch, do đó gây ho và làm tăng áp lực trong lòng phế quản, hậu quả là làm giãn phế quản nếu để bệnh kéo dài không điều trị.

Đặc biệt là bệnh lao phổi sẽ làm xơ hóa phế quản, tổ chức phổi gây biến dạng phế quản, chít hẹp phế quản làm ứ đọng, cản trở hô hấp, từ đó phế quản bị giãn ra. Đồng thời, khi các chất ứ đọng càng nhiều thì càng kích thích gây ho làm tăng áp lực trong lòng phế quản càng làm giãn phế quản.

Ngoài ra, polyp phế quản, lao hạch gây chèn ép phế quản hoặc do tiếp xúc hóa chất độc hại lâu ngày, nghiện thuốc lá, thuốc lào cũng làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, nhất là niêm mạc các phế quản gây giãn phế quản.

Đối với giãn phế quản bẩm sinh, chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10%), thường gặp ở tuổi còn trẻ, phổi có hiện tượng “phổi đa nang” và có thể có các bẩm sinh khác kèm theo.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh giãn phế quản

Triệu chứng thông thường nhất của giãn phế quản là ho, mà thường là có đờm. Thỉnh thoảng cơn ho có thể trở nên nghiêm trọng hơn và bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, mệt mỏi, đờm bị biến đổi về màu và về số lượng. Khi điều này xảy ra thì được gọi là đợt kịch phát của bệnh giãn phế quản.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Thở gấp, hụt hơi hoặc khó thở, sụt cân không chủ ý, ho ra máu, tức ngực hoặc đau thắt ngực... Các triệu chứng này thường phát triển trong nhiều năm và trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Bệnh nhân giãn phế quản thường có biểu hiện khạc đờm, đặc biệt là vào buổi sáng. Tuy nhiên có người mắc bệnh giãn phế quản thể khô không khạc đờm.

Mặc dù giãn phế quản không thể hồi phục được, tuy nhiên nó có thể điều trị được để giảm triệu chứng, hạn chế sự tiến triển của các triệu chứng và giúp ngăn chặn vòng luẩn quẩn của việc nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

vicare.vn-benh-gian-phe-quan-la-gi-body-2

Bệnh giãn phế quản có nguy hiểm không?

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được. Đây là một tình trạng bệnh có những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt. Trong những trường hợp rất nặng, sự giãn nở đường thở xảy ra ở cả 2 phổi, ảnh hưởng lớn đến sự hô hấp.

Ngoài ra, sự giãn nở này còn gây khó khăn cho việc đưa những chất tiết (đờm, chất nhầy) từ đường hô hấp dưới lên trên. Những chất tiết dính này là nơi cư trú lý tưởng cho sự sống và phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Điều này dẫn đến nhiễm khuẩn, gây hại thêm đường hô hấp và làm giãn phế quản nhiều hơn. Chính vì thế đây là một vòng luẩn quẩn của bệnh giãn phế quản. Cũng giống như các bệnh phổi khác, giãn phế quản chiếm tỷ lệ người mắc phải khá cao.

Biến chứng nguy hiểm nữa đó là giãn phế quản có thể gây ổ giãn phế quản lan rộng, bội nhiễm, áp xe phổi, ho lẫn máu, ộc máu gây tắc nghẽn đường thở, suy tim... những hệ quả này có thể dẫn tới tử vong nhanh.

Chữa bệnh giãn phế quản như thế nào?

Trước hết, phải nói rằng bệnh giãn phế quản không thể điều trị khỏi hoàn toàn, các bệnh nhân thường chỉ đến viện mỗi khi có đợt cấp, việc điều trị tại bệnh viện do vậy chính là điều trị đợt bội nhiễm của giãn phế quản.

  • Dùng kháng sinh: Phương pháp điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh mỗi khi có đợt bội nhiễm của giãn phế quản. Thời gian dùng kháng sinh thường từ 10 - 15 ngày. Những trường hợp giãn phế quản rất nặng, thời gian dùng kháng sinh có thể kéo dài hơn, thậm chí tới 1 tháng
  • Dẫn lưu đờm: Là liệu pháp điều trị rất quan trọng, có thể coi có tầm quan trọng như dùng kháng sinh, nhưng bệnh nhân lại hầu như không mất tiền. Tùy theo vị trí giãn phế quản mà lựa chọn tư thế cho phù hợp với nguyên tắc vùng giãn phế quản được đặt ở vị trí cao nhất.
  • Vùng giãn phế quản ở phía sau: bệnh nhân được đặt nằm sấp, vùng giãn phế quản ở phía trước: bệnh nhân được đặt nằm ngửa... Sau đó dùng hai bàn tay khum lại, vỗ đều vào ngực bệnh nhân. Kết hợp rung và lắc ngực. Mỗi lần làm kéo dài 15-20 phút, ngày làm từ 2-3 lần. Việc vỗ rung và dẫn lưu tư thế tiếp tục được duy trì tại nhà cho bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân có khó thở, nghe phổi có ran rít, ngáy, bệnh nhân thường được dùng thêm các thuốc giãn phế quản dùng đường uống hoặc khí dung hoặc kết hợp cả hai.
vicare.vn-benh-gian-phe-quan-la-gi-body-2

Một số lưu ý quan trọng cho bệnh nhân giãn phế quản

  • Việc điều trị giãn phế quản chủ yếu nhằm ngăn ngừa, điều trị các đợt bùng phát do bội nhiễm. Tuy nhiên, người bị giãn phế quản không nên suy nghĩ tiêu cực, cần tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nhân giãn phế quản có thể sống rất lâu, nhiều trường hợp bệnh nhân có cuộc sống và sinh hoạt gần hoàn toàn như người bình thường.
  • Vỗ rung ngực hàng ngày. Khi vỗ rung, bạn khum bàn tay và vỗ đều lên lưng vùng có giãn phế quản bên dưới. Duy trì lực vỗ thật đều, kết hợp với hít sâu thở mạnh sau vỗ rung để đờm được tống ra ngoài. Mỗi lần vỗ rung kéo dài 15-20 phút
  • Tránh lạnh, ẩm, không đi sớm, về khuya. Mùa lạnh: nên giữ ấm cổ cẩn thận. Giữ môi trường trong nhà luôn sạch, thoáng, khô. Khi đi đường: nên đeo khẩu trang cẩn thận để tránh bụi. Cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hệ hô hấp.
  • Khi phát hiện bị bệnh đường hô hấp cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị dứt điểm. Cần vệ sinh đường hô hấp trên (họng, hầu, răng, miệng...) sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ và súc họng nước muối nhạt.
  • Đối với trẻ sơ sinh và những người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao, cần được tiêm phòng vacxin phòng lao. Cần nâng cao thể trạng, đặc biệt là trẻ em bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Cần tập thể dục đều đặn, đúng bài bản và luôn giữ cho bộ máy hô hấp hoạt động bình thường, tránh cảm lạnh đột ngột.

Xem thêm:

  • Những độ tuổi nào dễ bị giãn phế quản?
  • Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh giãn phế quản
  • Bệnh giãn phế quản có lây?