Bệnh ghẻ ruồi là gì?

Bệnh ghẻ là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng dân cư đông đúc, thiếu nước sinh hoạt, nước bẩn. Bệnh ghẻ ruồi là một trong những dạng của bệnh ghẻ, gây mất thẩm mỹ khá nhiều. Vậy bệnh ghẻ ruồi là gì, cùng HoiBenh tìm hiểu bệnh ghẻ ruồi ở bài viết dưới đây.

Bệnh ghẻ ruồi là gì? Bệnh ghẻ ruồi là gì?

Bệnh ghẻ ruồi là gì?

Ghẻ ruồi là một dạng của bệnh ghẻ ngứa, với đặc điểm những nốt ghẻ rất giống với con ruồi nên được gọi là bệnh ghẻ ruồi. Chúng có kích thước khá nhỏ 0,3 - 0,5 mm, chu kỳ sống khoảng 30 ngày, có 4 chân. Những con cái ghẻ thường hay xâm nhập vào bề mặt trên da, đào hang, đào rãnh nhỏ để ẩn nấp và đẻ trứng. Cái ghẻ đào rãnh ở lớp sừng trong 20 phút, đẻ trứng khoảng 3 trứng/ngày. Trứng khoảng 4 ngày sẽ nở sau đó phát triển thành cái ghẻ non sẽ di chuyển lên bề mặt da để trưởng thành, tiếp tục đi gây bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ghẻ ruồi là gì?

Bệnh ghẻ ruồi do ký sinh trùng gây ngứa trên da. Ghẻ ruồi là tình trạng viêm da thông thường, do lây nhiễm ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei. Do chế độ sinh hoạt nước bẩn, dân cư tập trung đông đúc như ký túc xá, nhà ở tập thể, ... dẫn đến sử dụng chung đồ dùng, môi trường ẩm thấp, bẩn, vệ sinh kém,... rất dễ để bệnh phát triển và lây lan ra cộng đồng. Xuất hiện mùa đông nhiều hơn mùa hè.

vicare.vn-benh-ghe-ruoi-la-gi1

Biểu hiện của bệnh ghẻ ruồi là gì?

  • Những ngày đầu bị ghẻ, bệnh nhân sẽ chưa bị ngứa lên tục ngay, ít nhất trong 2 tuần, tình trạng ngứa ít và không nghiêm trọng. Nên có thể nhầm bệnh ghẻ và một số bệnh khác như Eczema, bội nhiễm ...
  • Khi cơ thể ra mồ hôi nhiều, ngứa sẽ tăng lên.
  • Tạo các mụn nhỏ trên da, nổi mẩn.
  • Bệnh ghẻ ruồi với những đặc điểm nổi bật như ngứa toàn thân, hay ngứa về đêm.
  • Các mụn nước, mụn mủ vỡ ra, lan rộng ra vùng khác, đặc biệt là cạnh ngón tay và lòng bàn tay.
  • Nhìn dưới kính hiển vi, nhìn thấy rất nhiều con ghẻ, trứng cũng như nhân chấm nâu của nó.
  • Mụn nước trên thân, bao quy đầu, dương vật cũng xuất hiện những nốt ghẻ. Có thể gặp ở núm vú, mụn nước ở mông, kẽ ngón tay, cổ tay, thắt lưng, bẹn đùi, kẽ hậu môn ...
  • Ghẻ thường xuất hiện ít ở phần đầu và phần cổ.
  • Viêm da xuất hiện mủ, khi khô lại, phân của con ghẻ ruồi nhiều, có màu nâu, sẽ biểu hiện lên thấy đầu chấm đen.
  • Nhìn thấy con ghẻ ruồi dưới mắt thường dưới dạng chấm trắng.

Đường lây nhiễm bệnh ghẻ ruồi

Bệnh ghẻ ruồi hay những bệnh ghẻ khác thì đều lây nhiễm qua đường tiếp xúc:

  • Lây lan rất nhanh qua đường tiếp xúc với cơ thể người bệnh.
  • Lây do dùng chung chăn gối, giường chiếu, ngủ chung với người nhiễm bệnh.
  • Tiếp xúc gần gũi, ôm ấp, bồng bế người bệnh.
  • Mặc chung quần áo chưa giặt của người bệnh, hoặc dùng chung những vật dụng dính trứng ghẻ ruồi, cái ghẻ ruồi.

Những người đang mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, người già, trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị mắc bệnh ghẻ ruồi. Nhưng nhiều thanh niên vẫn có nguy cơ mắc ghẻ ruồi, do chế độ sinh hoạt bẩn, vệ sinh kém, hay dùng chung đồ người khác...

Ghẻ ruồi xuất hiện ở bộ phận sinh dục trẻ

vicare.vn-benh-ghe-ruoi-la-gi2

Tác hại của bệnh ghẻ ruồi là gì?

  • Nếu không điều trị bệnh ghẻ ruồi sớm có thể dẫn đến chàm hóa da, viêm da, viêm cầu thận cấp ...
  • Ngứa tăng dần buổi đêm, gây mất ngủ, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút...
  • Gãi thường xuyên gây tổn thương da, làm tổn thương hàng rào bảo vệ cơ thể nên các vi khuẩn, virus bên ngoài rất dễ tấn công.
  • Ghẻ ruồi thường hay xuất hiện ở bộ phận sinh dục, nên thể gây viêm nhiễm bên trong bộ phận sinh dục.

Cách điều trị bệnh ghẻ ruồi

  • Để điều trị bệnh ghẻ ruồi, cần đặt vấn đề vệ sinh lên hàng đầu. Giặt sạch quần áo, chăn màn, chiếu sạch sẽ. Dọn dưới gầm giường và giường sạch sẽ, tránh ẩm mốc, bụi bẩn. Các khu vực, đồ dùng khác xung quanh cũng nên dọn sạch sẽ.
  • Những người trong gia đình hoặc là một nhóm người ở chung, thì cần điều trị dự phòng, nếu không sẽ gây tái nhiễm trong cộng đồng.
  • Trường hợp bệnh nhân bị ghẻ ruồi kháng Lindan và Crotamiton thì cũng gặp khá nhiều, nhưng trường hợp kháng kem Permethrin 5% thì rất ít.
  • Trường hợp ghẻ ruồi không gây tình trạng nghiêm trọng, không ở dạng viêm da mủ thứ phát thì có thể điều trị bằng khử trùng sơ đẳng.
  • Trường hợp ghẻ ruồi gây viêm da mủ thứ phát, cần phải điều trị đặc biệt hơn, điều trị toàn thân và bôi kháng sinh.
vicare.vn-benh-ghe-ruoi-la-gi4

Một số thuốc được sử dụng trong điều trị ghẻ ruồi:

  • Người lớn, khử trùng lindan 1% (thành phần chứa gama benzen hexachlorid) dạng kem hoặc dung dịch. Áp dụng trường hợp ghẻ chưa tiến triển thứ phát. Tuy nhiên, chỉ nên bôi từ cổ trở xuống qua đêm, không nên lạm dụng vì thuốc gây ảnh hưởng thần kinh, phụ nữ và trẻ em không nên lạm dụng thuốc. Có thể dùng để kiểm soát bệnh trước khi tiến triển thứ phát.
  • Kem permethrin 5%, thuốc dùng 1 lần, hiệu quả trong điều trị ghẻ. Phụ nữ có thai chắc chắn xác định ghẻ, được dùng permethrin 5%. Trẻ em 2 tháng đến 2 tuổi, cũng được sử dụng permethrin 5% để điều trị ghẻ.
  • Kem hoặc nước rửa Crotamiton, dùng trong 5 đêm, bôi từ cổ trở xuống. Sử dụng loại này ít hiệu quả hơn. Nhưng cũng tránh lạm dụng.
  • Petrolatum chứa 5 - 6% sunfur, thuốc vẫn có thể sử dụng cho phụ nữ có thai, bôi vào buổi đêm, cũng bôi từ cổ trở xuống, bôi trong 3 đêm, nhưng nguy cơ phải điều trị thêm viêm da kích thích.
  • Kem hoặc nước bôi Benzyl benzoat nồng độ 20 - 35%, dùng bôi toàn thân, từ cổ trở xuống, điều trị 2 lần/tuần riêng rẽ. Hoặc sử dụng 275ml Benzyl benzoat pha trong 1000ml nước (trong 275ml bezyl benzoat có chứa 5g Triethanolamin và 20g acid Oleic), giúp sạch sẽ và không quá kích thích da, lại không gây mất thẩm mỹ khi bôi toàn thân. Bệnh nhân sẽ vẫn ngứa sau vài tuần điều trị.
  • Bezyl benzoat 10% (Iotion), bôi và để lại trên da trong 24 giờ, sau đó tắm sạch.
  • Trường hợp viêm da có thể sử dụng Triamcinolon 0,1%.
  • Sử dụng Steroid có tác dụng từ trung bình cho tới mạnh hoặc sử dụng Triamcinolon acetonid (2,5 - 5 mg/ml) bôi tại chỗ để điều trị mụn nước ngứa kéo dài sau ghẻ ruồi.
  • Ivermectin 200 microgam/kg dùng liều duy nhất, có thể sử dụng nhắc lại sau 10 - 14 ngày điều trị, hiệu quả và khá an toàn.

Lưu ý, sử dụng thuốc điều trị ghẻ ruồi như thế nào còn phụ thuộc bệnh cảnh, tình trạng bệnh lý kèm theo và vấn đề xác định mức độ của bệnh. Vì thế, mọi người khi bị ghẻ ruồi nên đi khám để được điều trị triệt để, sử dụng đúng thuốc. Không tự ý sử dụng thuốc, vì những tác dụng không mong muốn, sử dụng sai thuốc có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Dùng chung đồ dùng cá nhân, vệ sinh không đảm bảo khiến bệnh ghẻ ruồi lây lan

Phòng tránh bệnh ghẻ ruồi

  • Giặt sạch quần áo của người bệnh cũng như của bản thân không bị bệnh. Lúc đầu thì nên tách quần áo ra giặt 2 lần, để tránh lây nhiễm.
  • Không sử dụng chung chăn màn, gối, giường chiếu với người bị bệnh ghẻ ruồi.
  • Không mặc chung quần áo ấm, quần áo chưa giặt với người bệnh.
  • Sử dụng nước sạch để sinh hoạt, giữ sạch sẽ tay chân với xà phòng có tính chất diệt khuẩn như lifebuoy.
  • Sau khi tiếp xúc với người bệnh ghẻ ruồi, nên rửa tay lại với xà phòng.
  • Giữ vệ sinh nơi ở, nơi sinh hoạt, làm việc sạch sẽ.
  • Giữ vệ sinh tối đa khi ở những nơi đông đúc như ký túc xá, khu ở tập thể...

Xem thêm :

  • Bệnh ghẻ cóc và những điều cần lưu ý
  • Chữa ghẻ bằng lá xoan được không?
  • Trị ghẻ ngứa bằng nước muối