Bệnh ghẻ cóc và những điều cần lưu ý
Bệnh ghẻ cóc đã ảnh hưởng đến con người từ thời cổ đại, trên 1,5 triệu năm qua. Đây là căn bệnh được cho là có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Phi và lây lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới do tình trạng nhập cư và buôn bán nô lệ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã từng xây dựng một lộ trình để hỗ trợ các quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, loại tr...
Bệnh ghẻ cóc và những điều cần lưu ý
Bệnh ghẻ cóc đã ảnh hưởng đến con người từ thời cổ đại, trên 1,5 triệu năm qua. Đây là căn bệnh được cho là có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Phi và lây lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới do tình trạng nhập cư và buôn bán nô lệ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã từng xây dựng một lộ trình để hỗ trợ các quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, loại trừ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên và trong đó có bệnh ghẻ cóc.
Bệnh ghẻ cóc là gì?
Bệnh ghẻ cóc hay còn gọi là bệnh Yaws là một chứng bệnh viêm da gây sưng lở, sần sùi gây ra ở da người do tác nhân là xoắn khuẩn Treponema Pertenue gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm. Đặc trưng của bệnh là các tổn thương u hạt ở da, niêm mạc và xương. Bệnh ghẻ cóc ít khi dẫn tới tử vong, nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn tới thương tật và biến dạng mạn tính.
Biểu hiện của bệnh ghẻ cóc
ThS. Phạm Phương Hồng (Sức khỏe và đời sống) cho biết biểu hiện của bệnh ghẻ cóc sẽ xuất hiện các "nốt ghẻ mẹ" sau 3-4 tuần nhiễm bệnh, nốt ghẻ này là nốt sẩn không đau nhưng hóa loét sau đó; sưng hạch tại chỗ. Sau 6 đến 12 tuần các tổn thương thứ phát xuất hiện và tồn tại từ vài tháng tới vài năm; tổn thương loét kèm theo đau ở lòng bàn tay bàn chân được gọi là "ghẻ cua". Tổn thương gumma muộn và sự phá hủy tổ chức trên nhiều vùng da và tổ chức dưới da; tổn thương muộn như biến đổi xương, ngắn các ngón và co cứng dễ bị nhầm lẫn với tổn thương trong bệnh phong. Để xác định đúng bệnh, bạn cần khám ở chuyên khoa da liễu.
Các giai đoạn của bệnh
Có thể chia bệnh ghẻ cóc làm 3 giai đoạn (thời kỳ).
1. Thời kỳ ủ bệnh (Kéo dài từ 2 đến 6 tháng)
- Thời kỳ 1: xoắn khuẩn xâm nhập vào 1 vị trí nào đó trên da, thường nơi bị xây xát. Tổn thương là sẩn đỏ nhiễm cộm, sẩn biến thành loét có vẩy tiết màu vàng. Loét to dần ra hoặc liên kết gần nhau thành 1 loét to. Đáng chú ý là tổn thương này không ngứa không đau. Loét to dần cứ sùi lên như quả dâu tây, dễ chảy máu và không đau. Tổn thương trừ khi có bội nhiễm thì đau, tiết dịch trong đó có nhiều xoắn khuẩn. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, mệt mỏi nhưng thường không rõ rệt, bệnh nhân có thể có hạch khu vực, không thành chùm, không đau, không áp xe hóa. Tuy nhiên khoảng 10% bệnh nhân ghẻ cóc không có giai đoạn 1 (không có tổn thương thời kỳ 1) bệnh chuyển thẳng sang thời kỳ 2. Thông thường tổn thương thời kỳ này khoảng 2-6 tháng, tự lành để lại sẹo teo, to và lõm, mất sắc tố hoặc nhạt màu ở giữa, xung quanh là viền sẫm màu hơn. Tổn thương to như hạt ngô nổi cao lên mặt da nhẵn bóng tưởng như có dịch bên trong, nhưng cậy dần ra một màng bọc ở ngoài trong mọng như quả dâu, chảy máu dịch.
Xuất hiện sau 2 đến 4 tháng, có thể sớm hơn hoặc lâu hơn khi tổn thương thời kỳ 1 lành. Tổn thương là sẩn đỏ, sẩn này nhanh chóng loét ra, đóng vẩy tiết vàng. Đôi khi không thấy loét, chỉ thấy phủ vẩy tiết vàng. Vị trí thường gặp ở miệng, mũi, hậu môn và âm hộ.
Thông thường gặp 2 tổn thương: 1 loại to và 1 loại nhỏ. Những vị trí lòng bàn tay, bàn chân tổn thương không loét mà là dạng dày sừng; ở móng dẫn đến dày móng, biến đổi hình dạng móng. Tổn thương thời kỳ 2 không gây ở niêm mạc. Nếu có là do tổn thương ở da kế cận lan rộng vào niêm mạc chứ không phải xuất phát từ niêm mạc và diễn biến của bệnh thường khoảng từ 6 tháng đến 3 năm. Tổn thương lành để lại sẹo, đa số để lại dát sẫm màu, sau vài tháng thì mất; cũng có khi tổn thương là dát nhạt màu gọi là ban cóc ghẻ. Trước khi xuất hiện tổn thương thời kỳ 2 cũng có thể có triệu chứng toàn thân: sốt, nhức đầu, đau xương khớp và nổi hạch rải rác (giống giang mai). Nếu coi đây như nhiễm khuẩn huyết. Thời kỳ này khoảng 2 đến 3 năm thì chuyển mãn.
Bệnh gây tổn thương ở da và ở xương bao gồm các tổn thương như: Loét ở da; Có tổn thương củ và cục; Tổn thương dày sừng lòng bàn tay, bàn chân; Có tổn thương nút ở cạnh khớp; Có viêm mũi - hầu gây biến dạng; Tổn thương khớp, xương và tổn thương sùi ở xương mũi và xương mặt. Di chứng hay gặp nhất là dày sừng, quá sừng lòng bàn ta, bàn chân. Dày sừng này có khi biến thành nút tròn, gờ cao, khi bệnh nhân đi lại sẽ làm bong sừng và đau, bệnh nhân phải đi đổi tư thế, gây biến dạng bàn chân. Mặt khác bàn chân quá sừng từng mảng, nứt nẻ, chảy dịch ướt, trên đám dày sừng có lỗ nhỏ như rỗ chân.
Tổn thương ở xương khiến viêm xương và màng xương hay gặp ở xương dài, xương chày, xương cánh tay, cẳng tay, bàn tay, bàn chân gây đau, gây biến dạng xương chày lưỡi liềm (giống giang mai). Tổn thương gôm hay gặp ở lòng bàn chân, biểu hiện là những cục ở tổ chức dưới da. Những cục này bé về sau to dần, lúc đầu rắn di động và không đau, về sau có xu hướng mềm ra, da phía trên cục loét thoát mủ đặc tạo hình gôm bị loét. Viêm màng hoạt dịch và viêm gôm bao hoạt dịch, gân (tendinous synovitis) gặp ở khớp gối, cổ chân, khuỷu tay. Biểu hiện toàn bộ khớp bọc trong 1 khối keo, nề đau và có thể gây tàn phế nặng nề có thể xuất hiện u nang hoạt dịch gôm. Những u nang này không đau, ấn vào chun giãn và di động (cần chẩn đoán khác với hạch).
Trong trường hợp biến dạng mũi - hầu do các bộ phận xương, sụn ở vùng mũi, má, hầu bị biến dạng tạo nên hình dáng quái dị (gangosv) và có khi xương mũi, cả xương má, xương mặt cũng bị lồi. Trường hợp này do bội nhiễm gọi là gondou.
Điều trị bệnh ghẻ cóc
Khi có các dấu hiệu bị bệnh, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Hiện nay để điều trị bệnh ghẻ cóc là thuốc Penicillin tiêm 1 lần duy nhất (PAM hoặc benzathine penicilline), hoặc streptomycin 1g/1 ngày x 7- 10 ngày (trẻ em dưới 12 tuổi dùng 1/2 liều người lớn) theo hướng dẫn của Bác sĩ. Ngoài ra để phòng chống bệnh, khi tiếp xúc với người bệnh có tổn thương loét cần chú ý thực hiện đúng chế độ, vì bệnh lây qua da bị xây xát.
Nguồn: Bệnh viện Quân y 103