Bệnh gai cột sống có chữa được không?
Gai cột sống là bệnh lý về xương khớp rất phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người. Vì vậy, bệnh gai cột sống có chữa được không là câu hỏi được quan tâm và đặt ra rất nhiều. Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bệnh gai cột sống có chữa được không?
Gai cột sống là bệnh lý về xương khớp rất phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người. Vì vậy, bệnh gai cột sống có chữa được không là câu hỏi được quan tâm và đặt ra rất nhiều. Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bệnh gai cột sống - Nguyên nhân và triệu chứng
Cột sống của con người bao gồm các đốt xương đan xen bởi các bao sụn, gọi là đĩa đệm, và tủy sống. Mỗi đốt xương lại có chỗ cho các dây thần kinh thoát ra. Bệnh gai cột sống là hiện tượng hình thành các gai xương ở bờ khớp do sự phát triển quá mức của xương hoặc sự xơ hóa của sụn.
Các gai xương này chèn ép dây thần kinh gây đau nhức, tê bì, hạn chế vận động, thậm chí gây liệt hay teo cơ nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời. Ngoài ra, sự xơ hóa cũng làm cho sụn giảm tính đàn hồi, chịu lực, khiến cột sống yếu và dễ tổn thương hơn.
Bệnh gai cột sống tiến triển thành mạn tính, thường gặp ở người trung niên hoặc người già, đặc biệt ở những người lao động chân tay hoặc hoạt động không đúng tư thế.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gai cột sống, trong đó tổn thương do thoái hóa khớp là nguyên nhân thường gặp nhất. Thoái hóa khớp có thể do viêm khớp, hay do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Hoặc gai cột sống là hậu quả của chấn thương, gây quá sản lành tính. Một số trường hợp là do di truyền.
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát sinh và tiến triển của bệnh như: vị trí của khớp, hoạt động không đúng tư thế, tình trạng thừa cân, bất thường về giải phẫu xương khớp vùng cột sống,...
Những triệu chứng của bệnh gai cột sống bao gồm:
- Đau: là biểu hiện sớm và chủ yếu của bệnh. Đau ở vị tổn thương, có thể đau lan ra xung quanh. Đau tăng khi hoạt động mạnh hay hoạt động gây chèn ép vị trí có gai.
- Có thể có tê bì vùng da tương ứng.
- Tê cứng, khó vận động, đôi khi liệt nhẹ, giảm cảm giác tay chân khi gai chèn ép vào dây thần kinh vận động.
Nếu phát hiện một trong các triệu chứng trên, bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh gai cột sống có chữa được không?
Các gai xương mọc ra ở những vị trí có nhiều tổ chức giải phẫu quan trọng, dễ bị tổn thương. Vì vậy rất khó để điều trị triệt để bệnh gai cột sống. Các phương pháp được sử dụng hiện nay chủ yếu để làm giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Đồng thời các biện pháp phòng ngừa được phổ biến tới những người có nguy cơ bị bệnh. Qua đó làm giảm gánh nặng bệnh cũng như những biến chứng không mong muốn của bệnh.
Để điều trị bệnh gai cột sống, có thể kể đến:
Các biện pháp không dùng thuốc: nhằm vào việc thay đổi các yếu tố cơ học, thay đổi tải trọng lên vùng khớp bị tổn thương. Bao gồm:
- Tránh các hoạt động nặng gây áp lực lên cột sống bị tổn thương, nhất là các hoạt động gây đau như mang vác vật nặng, leo trèo,...
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng tổn thương cũng như toàn bộ các khớp của cơ thể.
- Thực hiện các bài tập từ nhẹ đến nặng theo hướng dẫn của bác sĩ, giúp tăng sức mạnh của các cơ quanh khớp, cải thiện chức năng của khớp.
- Dùng các công cụ hỗ trợ để thay đổi sự phân bố tải trọng lên vùng tổn thương như đeo đai, nẹp, di chuyển bằng nạng,...
- Giảm cân giúp giảm gánh nặng lên cột sống.
- Chỉnh lại trục của khớp nếu sai trục, đưa về vị trí giải phẫu sinh lý ban đầu.
Các biện pháp điều trị nội khoa:
- Uống thuốc giảm đau.
- Thuốc chống viêm.
- Thuốc chống thoái hóa khớp.
- Biện pháp điều trị ngoại khoa: được chỉ định trong trường hợp gai cột sống quá lớn, gây hậu quả trầm trọng mà các biện pháp điều trị trước đó không mang lại kết quả. Tuy nhiên, biện pháp này cũng cần được cân nhắc vì kĩ thuật khó, nguy cơ ảnh hưởng đến dây thần kinh, mạch máu, cũng như khó có thể loại bỏ triệt để gai xương.
Những biện pháp kể trên nên được áp dụng chọn lọc trên từng bệnh nhân cụ thể, có thể phối hợp nhiều phương pháp để đem lại hiệu quả tốt nhất. Tất cả nên được tư vấn và làm theo chỉ định của bác sĩ điều trị, tránh việc tự thực hiện theo kinh nghiệm hay truyền miệng, có thể làm trầm trọng thêm bệnh.
Ngoài ra trong dân gian cũng ghi nhận một số bài thuốc chữa gai đốt sống như: đắp ngải cứu, bài thuốc uống từ cỏ xước, bài thuốc uống từ lá chìa vôi,... Ngoài ra, ngành Y học cổ truyền có biện pháp châm cứu giúp giảm đau cho bệnh nhân.
Để sử dụng những phương pháp, bài thuốc trên bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền trước khi áp dụng.
Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi Bệnh gai cột sống có chữa được không. Đồng thời có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình, thăm khám định kì để phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
- Bất ngờ với khả năng chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ
- Dấu hiệu và triệu chứng gai đôi cột sống