Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá, cườm hạt) là một bệnh lý về mắt khá phổ biến hiện nay. Bệnh ảnh hưởng đến tầm nhìn, về lâu dài nếu không chữa trị có thể đẫn đến mùa loà. Đục tinh thể có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng HoiBenh tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá, cườm hạt) là một bệnh lý về mắt khá phổ biến hiện nay. Bệnh ảnh hưởng đến tầm nhìn, về lâu dài nếu không chữa trị có thể đẫn đến mùa loà. Đục tinh thể có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị đục thủy tinh thể như thế nào? Cùng HoiBenh tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là protein và nước, sắp xếp trật tự để cho ánh sáng có thể xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Đục thủy tinh thể có thể do sự tác động của nhiều yếu tố, các protein cấu tạo nên thủy tinh thể tụ lại thành từng đám, làm cản trở đường truyền của tia sáng lên võng mạc, khiến thị lực bị suy giảm.

Thời gian đầu, bệnh ít gây khó chịu. Tuy nhiên, khi thủy tinh thể bị đục nhiều lên, bệnh nhân sẽ xuất hiện những trạng thái khó chịu như nhìn mờ, bị chói mắt khi thấy ánh sáng mạnh, nhìn màu cảm giác nhạt hơn, một ảnh thành hai ảnh... Nếu để tình trạng này diễn biến nặng hơn, bệnh nhân rất đau nhức mắt và có nguy cơ dẫn tới mù lòa.

vicare.vn-benh-duc-thuy-tinh-the-co-nguy-hiem-khong-body-1

Nguyên nhân đục thủy tinh thể

Quá trình lão hóa của con người và bị stress - đây là hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng mắt và làm hư hại mạch máu nuôi dưỡng mắt khiến cho các protein (là thành phần chính của thủy tinh thể) bị co cụm lại, tạo thành những đám mây trên thủy tinh thể che phủ tầm nhìn của mắt, gọi là đục thủy tinh thể.

Thêm nhiều yếu tố tác động dưới đây khiến mắt càng suy yếu:

  • Môi trường sống bị ô nhiễm khói bụi, tia tử ngoại, vi khuẩn...
  • Người mắc các bệnh về mắt, tái đi tái lại nhiều lần như khô mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc...
  • Người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, các bệnh về mắt...
  • Người bị các tác dụng phụ của một số thuốc như corticoid, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc trầm cảm, thuốc hạ mỡ máu...
  • Chế độ dinh dưỡng kém không đủ dinh dưỡng để cung cấp cho mắt...
  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá...
  • Người sống và làm việc thường xuyên tiếp xúc với các xạ ion hóa được sử dụng trong X – quang và xạ trị ung thư.

Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể

Đối với trường hợp nhẹ ở giai đoạn sớm

Người bệnh có thể không cần phẫu thuật nhưng thay vào đó đeo kính và đảm bảo ánh sáng chiếu tốt nơi làm việc. Bên cạnh đó, việc dùng kính lúp và uống thuốc tăng cường thị lực, tăng dinh dưỡng cho mắt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chữa được bệnh đục thủy tinh thể ở dạng nhẹ, được xem là giai đoạn đầu của bệnh.

Đối với những trường hợp nặng

Hiện nay, một trong những phương pháp phẫu thuật an toàn và mang lại hiệu quả cao cho những người không may bị đục thủy tinh thể ở dạng nặng là phương pháp thay thủy tinh thể nhân tạo. Phương pháp này chỉ dành cho những người bị suy giảm thị lực theo mức 3/10 và chấn thương ở mắt nghiêm trọng gây khó khăn trong đời sống, sinh hoạt thường ngày như lái xe, đọc sách, xem tivi...Nến người bệnh bị đục thủy tinh thể cả hai mắt, các bác sĩ sẽ phẫu thuật ở hai thời điểm khác nhau, thông thường cách nhau từ 2 đến 4 tuần

Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể kiêng ăn gì?

Đây là câu hỏi thường xuyên của nhiều bệnh nhân trước và sau khi phẫu đục thủy tinh thể. Các bác sĩ khuyên rằng:

  • Người bệnh kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có trong các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào, rán bằng mỡ động vật, dầu ăn đã qua chế biến nhiều lần. Các loại thực phẩm đó như bánh hambuger, xúc xích rán, khoai tây chiên, nem chua rán... Ăn nhiều các loại thực phẩm này sẽ khiến khả năng phục hồi của mắt bị cản trở.
  • Thực phẩm chứa nhiều muối có trong các loại thịt xông khói, đồ ăn sẵn như thịt hộp, cá hộp, giò chả...
  • Kiêng thuốc lá, đồ uống có chứa chất kích thích: bia rượu, cà phê...Nhóm này sẽ tác động xấu đến người bệnh, khiến áp lực tinh thần tăng, tăng nguy cơ stress dẫn đến quá trình lão hóa phát triển nhanh. Đây là nguyên nhân khiến nguy cơ tái phát bệnh đục thủy tinh thể sau mổ.
vicare.vn-benh-duc-thuy-tinh-the-co-nguy-hiem-khong-body-2

Cách phòng chống bệnh đục thủy tinh thể

Theo khuyến cáo của các chuyên gia Nhãn khoa, đối với bệnh đục thủy tinh thể thì phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cách tốt nhất để phòng chống bệnh là cần thay đổi thói quen sinh hoạt một cách khoa học, kết hợp với những giải pháp hỗ trợ điều trị thông qua các cách sau:

  • Môi trường sống, làm việc, học tập cần đầy đủ ánh sáng. Khi đi ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, khói bụi... thì nên đeo kính râm chống tia UV hoặc đội mũ rộng vành để giảm độ chói bảo vệ mắt.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích... để làm giảm quá trình lão hóa mắt.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3, DHA, sản phẩm có tác dụng chống oxy hóa mạnh,...ngay từ khi chưa bị đục thủy tinh thể. Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C, E, A, kẽm, lutein, zeaxanthin có trong rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng sữa, cá...
  • Hạn chế ăn mặn và thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ...
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho đôi mắt và hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử như smartphone, tivi hay máy vi tính trong nhiều giờ đồng hồ
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm các bệnh lý về mặt để kịp thời điều chỉnh.

Xem thêm:

  • Đục thủy tinh thể, bạn biết gì về bệnh này?
  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể
  • Bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh sáng mặt trời