Bệnh dịch hạch lây qua đường nào?
Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra. Vậy thì bệnh dịch hạch lây qua đường nào?
Bệnh dịch hạch lây qua đường nào?
Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra. Bệnh gây ra tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm độc toàn thân nặng, gây tổn thương các hạch đặc hiệu, phổi và một số cơ quan trong cơ thể khác. Vậy thì bệnh dịch hạch lây qua đường nào? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu ngay.
Bệnh dich hạch bắt nguồn từ các loài gặm nhấm hoang dã (có khoảng 7.200 loài). Chủ yếu là do các loài chuột như chuột cống, chuột đồng, chuột nhắt...; Cả những người đang mắc bệnh dịch hạch hoặc vừa khỏi bệnh cũng có thể là nguồn bệnh.
Bệnh dịch hạch lây qua đường nào?
Có tất cả 4 con đường lây nhiễm bệnh dịch hạch trong đó chủ yếu là lây qua đường máu. Cụ thể các con đường lây nhiễm như sau:
1. Đường máu
Lây qua các vết đốt của côn trùng. Chủ yếu là lây bệnh do loại bọ chét Xenopsylla cheopis. Ngoài ra còn có thể lây qua: chấy, rận, rệp. Loại bọ chét hút máu làm lây truyền bệnh cho các loại chuột và từ chuột lây sang người.
Bệnh dịch hạch có thể lây qua đường máu, đặc biệt là các vết thương hở.
2. Đường tiêu hóa
Lây bệnh qua đường tiêu hóa từ các thực phẩm, nước ăn bị ô nhiễm do chuột trực tiếp gieo mầm bệnh vào. Con đường lây bệnh này trên thực tế rất ít nguy hiểm bởi vì trực khuẩn dịch hạch dễ bị tiêu diệt khi đun sôi, nấu chín.
3. Đường hô hấp
Con đường lây nhiễm này chủ yếu là từ các bệnh nhân dịch hạch thể phổi, sau đó lây trực tiếp cho mọi người xung quanh qua các giọt đờm, nước bọt bắn ra khi tiếp xúc trực tiếp, nói chuyện, ăn uống, dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân.
4. Da, niêm mạc
Người bệnh bị lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương.
Cụ thể khi trực khuẩn dịch hạch xâm nhập vào cơ thể qua da, chủ yếu là do vết đốt của các loại bọ chét và lây qua niêm mạc như niêm mạc hầu họng, ống tiêu hóa và đường hô hấp. Sau đó theo bạch huyết đến các khu vực rồi sinh sản và phát triển mạnh. Vượt qua được các hạch khu vực, vi khuẩn tiếp tục theo đường bạch huyết đến với các hạch toàn thân và đi vào máu, vi khuẩn chỉ có thể tồn tại ở máu một thời gian ngắn do các tác dụng của đại thực bào gan và lách. Đến đây quá trình bệnh lý dừng ở lại và cũng là lúc gây ra dịch hạch thể hạch tiên phát.
Ngược lại, nếu như đại thực bào gan và lách không thể ngăn cản được trực khuẩn dịch hạch thì trực khuẩn sẽ sinh sản, phát triển và gây ra thể nhiễm khuẩn huyết tiên phát. Cũng như từ máu, vi khuẩn đi đến các cơ quan như hạch, phổi, ruột, màng não... gây ra các thể hạch, thể tiêu hóa, thể phổi, thể màng não thứ phát. Từ ổ nhiễm khuẩn thứ phát này, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong máu làm bệnh nặng thêm.
Từ các thể tiên phát như thể da, thể hạch và thể phổi. Vi khuẩn phát triển lên, khi sức đề kháng của cơ thể giảm đi, vi khuẩn lan vào máu và gây ra dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết thứ phát.
Cách phòng bệnh dịch hạch
Lũ chuột là ổ mầm gây bệnh dịch hạch, nên diệt chuột là cách phòng bệnh hữu hiệu.
- Khi phát hiện có dịch bệnh bệnh nhân phải thông báo ngay cho các chương trình vệ sinh phòng dịch. Đồng thời cách ly bệnh nhân ra để điều trị, cách ly người tiếp xúc, những người trong gia đình nên uống thuốc phòng bằng Tetracycline.
- Khử trùng và tẩy uế ổ dịch.
- Diệt chuột bằng phospho kèm anhydride sulfureux.
- Diệt bọ chét bằng Diazzinon 2%, DDT (bôi vào trong các đường chuột chạy). Phải thực hiện song song việc diệt chuột và bọ chét.
- Tiêm vaccin phòng dịch hạch EV, tiêm 3 mũi mỗi mũi cách nhau 8 ngày: 1ml – 2 ml – 4 ml. Thuốc tiêm phòng dịch này có hiệu lực 7 tháng, nên tiêm lại một mũi khác sau 6 tháng.
Bệnh dịch hạch là một bệnh hết sức nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao. Vì thế qua bài viết “ Bệnh dịch hạch lây qua đường nào?” trên đây, hi vọng HoiBenh đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn phòng tránh được bệnh dịch hạch cho bản thân và những người xung quanh.