Bệnh đẹn ở trẻ em và những điều mẹ cần nên biết

Đẹn miệng hay còn được gọi là nấm miệng Candia, đây là một trong những bệnh lý khá phổ biến đối với trẻ nhỏ. Bệnh gây ra những khó chịu, đau rát ở miệng làm trẻ kém ăn uống. Mặc dù đây là căn bệnh không khó điều trị, nhưng nếu bị bỏ qua có thể gây diễn biến nặng hơn, hoặc có trường hợp mẹ tự ý dùng thuốc để khắc phục cho trẻ là nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe của trẻ bị ...

Bệnh đẹn ở trẻ em và những điều mẹ cần nên biết Bệnh đẹn ở trẻ em và những điều mẹ cần nên biết

Đẹn miệng hay còn được gọi là nấm miệng Candia, đây là một trong những bệnh lý khá phổ biến đối với trẻ nhỏ. Bệnh gây ra những khó chịu, đau rát ở miệng làm trẻ kém ăn uống. Mặc dù đây là căn bệnh không khó điều trị, nhưng nếu bị bỏ qua có thể gây diễn biến nặng hơn, hoặc có trường hợp mẹ tự ý dùng thuốc để khắc phục cho trẻ là nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh đẹn do một loại nấm có tên Candida gây ra, bình thường chúng tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ... và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là chủng candida albicans 70%. Trẻ thường nhiễm candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm candida âm đạo lúc mang thai. Ở miệng của trẻ do có pH thấp, nên là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.

vicare.vn-benh-den-o-tre-em-va-nhung-dieu-me-can-nen-biet

Những biểu hiện của bệnh

- Khi mắc bệnh, trẻ thường biếng ăn, hay có thể thay đổi vị giác ăn không cảm thấy ngon miệng. Nếu khi bố mẹ nhận ra và kiểm tra thì sẽ thấy có những mảng trắng trên niêm mạc má hay lưỡi của trẻ.

- Đau rát họng, kích thích. Có khi gây nôn ói.

- Trong trường hợp gây khó nuốt thì do nấm lan xuống thực quản, hay khàn giọng do nấm lan xuống thanh quản.

Làm thế nào để trị hiệu quả?

Theo Bác sĩ Lê Thị Ngọc Diệp - BV Nhi Đồng 2 cho biết đẹn miệng không phải bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, sẽ khỏi nhanh. Triệu chứng cơ bản của bệnh chỉ là xuất hiện những mảng vàng kem hay trắng bợt bên trong miệng, khi chùi đi thì niêm mạc đỏ tươi, có thể chảy máu. Nếu quan sát và phát hiện đây là đẹn, mẹ có thể ra các quầy thuốc để mua thuốc về cho trẻ dùng.

vicare.vn-benh-den-o-tre-em-va-nhung-dieu-me-can-nen-biet

Nhưng nếu thấy bé lâu không khỏi hay đau nhiều, bỏ ăn bỏ bú, thì để đảm bảo sức khỏe nên đưa bé đến khám bác sĩ sớm để có thể điều trị khỏi nhanh hơn. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chủ yếu dựa khám lâm sàng và sau đó kê toa cho bạn một loại thuốc chống nấm để nhỏ vào chỗ bị đẹn trong miệng của trẻ. Nếu trong trường hợp khó chẩn đoán, kém đáp ứng điều trị, các bác sĩ sẽ cho trẻ làm các xét nghiệm để thấy các tế bào hạt men nẩy mầm, sợi tơ nấm giả khi nhuộm Gram, soi tưoi, hay sinh thiết và có thể định danh chủng nấm candida khi quệt cấy bệnh phẩm.

Chăm sóc trẻ khi bị đẹn

- Nếu trẻ đã sang tuổi ăn dặm thì đừng cho trẻ ăn những thức ăn có gia vị, luôn để thức ăn chín nguội ở nhiệt độ vừa ấm chứ không nóng.

- Nên cho trẻ ăn nhiều sữa chua, vì sữa chua sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn cho cơ thể trẻ, khiến đẹn miệng khỏi nhanh. Sữa chua cũng mát dịu và dễ ăn, không gây xót, không gây đau cho trẻ.

- Nên giữ gìn và vệ sinh cho tay của trẻ thật sạch sẽ để tránh bị làm nhiễm trùng thêm, không để cho trẻ đưa tay vào miệng. Đồng thời cũng vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên.

Nguồn: Sức khỏe đời sống