Bệnh dày sừng ánh sáng là bệnh gì?

Bệnh dày sừng ánh sáng là một loại bệnh về da liễu hiếm gặp. Hiện nay, nhiều người vẫn chưa biết bệnh dày sừng ánh sáng là bệnh gì. Cùng HoiBenh tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này.

Bệnh dày sừng ánh sáng là bệnh gì? Bệnh dày sừng ánh sáng là bệnh gì?

Bệnh dày sừng ánh sáng là một loại bệnh về da liễu hiếm gặp. Hiện nay, nhiều người vẫn chưa biết bệnh dày sừng ánh sáng là bệnh gì. Cùng HoiBenh tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này.

Bệnh dày sừng ánh sáng là bệnh gì?

Bệnh sừng ánh sáng (dày sừng do mặt trời) là bệnh da thô gây ra bởi tia tử ngoại mà có thể tiến triển đến ung thư tế bào đáy. Đây là những sang thương thường gặp nhất ở da và chúng có khả năng tiến triển thành ác tính. Dày sừng ánh sáng được thấy ở những người có màu da sáng, ở trên vùng da phơi bày ánh nắng lâu dài.

Tính chất tiền ác tính của dày sừng ánh sáng được ghi nhận cách đây hơn 100 năm, với tên gọi vẩy dày sừng mà nguyên nhân là bởi ánh sáng mặt trời. Dày sừng ánh sáng có thể diễn tiến theo 1 trong 3 con đường: Nó có thể thoái hóa, tiếp tục không thay đổi hoặc tiến tới ung thư biểu mô tế bào vảy. Một dữ liệu cho rằng dày sừng ánh sáng cũng tiến thành ung thư biểu mô tế bào đáy.

Triệu chứng của bệnh dày sừng ánh sáng

Triệu chứng thường gặp của bệnh dày sừng ánh sáng là:

  • Mảng da thô, khô, cứng, đường kính nhỏ hơn 2,5cm.
  • Mảng da từ bằng phẳng đến lồi lên hoặc sưng to trên da.
  • Bề mặt cứng giống như mụn cóc trong một số trường hợp
  • Màu sắc đa dạng như màu hồng, đỏ hoặc nâu.
  • Ngứa hoặc nóng rát trong vùng da bị ảnh hưởng
vicare.vn-benh-day-sung-anh-sang-la-benh-gi-body-1

Nguyên nhân gây bệnh

Dày sừng ánh sáng gây ra bởi tia cực tím. Cả về dịch tễ quan sát và đặc tính sinh học phân tử của tế bào u gợi ý chỉ đơn thuần tia cực tím là đủ để gây dày sừng ánh sáng. Dày sừng ánh sáng xảy ra thường xuyên hơn với người da trắng, tóc đỏ và vàng mà ở những người này thường xuyên bị bỏng nặng và ít nám da. Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và với cường độ cao làm gia tăng nguy cơ xuất hiện dày sừng ánh sáng. Ức chế miễn dịch do sau ghép tạng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện dày sừng ánh sáng.Tuy nhiên, dày sừng ánh sáng không xuất hiện nếu không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra bệnh dày sừng ánh sáng có thể xuất phát từ việc tiếp xúc nhiều với một số hóa chất công nghiệp.

Cách phòng tránh bệnh dày sừng ánh sáng

Một vài cách phòng tránh bệnh dày sừng ánh sáng

  • Ngồi trong bóng râm, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Không tắm nắng kể cả việc tắm nắng trong nhà.
  • Mặc quần áo dài tay, đội nón rộng vành và mang kính râm
  • Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (UVA/UVB) với SPF 15 hoặc cao hơn mỗi ngày
  • Dùng 2 muỗng canh kem chống nắng cho toàn bộ cơ thể, 30 phút trước khi đi ra ngoài.
  • Không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
  • Khám da định kì

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán

Dùng ánh sáng trắng hoặc kính phóng to để khám, tìm nốt ruồi hoặc sang thương da

Sinh thiết da

Khám và điều trị

Phẫu thuật quang đông với nito lỏng để phá hủy sang thương da

Lột da bằng hóa chất

Cạo và phẫu nhiệt: bác sĩ sẽ gây tê và dùng một công cụ hình thìa cạo sang thương da

Cắt sang thương bằng dao

Tái tạo bề mặt da bằng laser

Sử dụng thuốc và ánh sáng để tiêu diệt tế bào

Điều trị da với các loại thuốc bôi.

Trị liệu

Điều trị da với các loại thuốc bôi

Xem thêm:

  • Nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông ở nữ giới
  • Chữa dày sừng nang lông bằng Đông y
  • Thuốc bôi trị dày sừng nang lông hiệu quả nhất hiện nay là loại nào?