Bệnh đậu mùa lây qua đường nào – Biểu hiện và cách phòng tránh

Đậu mùa là một căn bệnh gây tử vong nghiêm trọng. Đây là bệnh thuộc dạng truyền nhiễm, vậy bệnh đậu mùa lây qua đường nào? Hãy cùng tìm hiểu với HoiBenh

Bệnh đậu mùa lây qua đường nào – Biểu hiện và cách phòng tránh Bệnh đậu mùa lây qua đường nào – Biểu hiện và cách phòng tránh

Đậu mùa là một căn bệnh gây tử vong nghiêm trọng do một virus thuộc chủng poxvirus gây ra khiến người bệnh nổi các nốt sần dạng nước hoặc mủ trên da. Đây là bệnh thuộc dạng truyền nhiễm, vậy bệnh đậu mùa lây qua đường nào?

Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh đậu mùa

Như đã nói ở trên, đậu mùa là một căn bệnh gây tử vong nghiêm trọng do một virus thuộc chủng poxvirus gây ra.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa bắt đầu từ khi người bệnh sốt cao (trên 40°C), cứng cổ, nhức toàn thân và đôi khi nôn mửa. Sau đó, các nốt ban xuất hiện từ mặt và lan ra nhanh chóng xuống thân rồi đến tay chân. Các nốt ban tiến triển theo giai đoạn: sần, mụn nước, mụn mủ, đóng thành vảy, tróc ra sau đó 3 tuần và thường để lại vết sẹo.

Có 4 dạng đậu mùa theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, đó là : đậu mùa thông thường, đậu mùa giảm nhẹ, đậu mùa ác tính và đậu mùa xuất huyết.

Triệu chứng của bệnh đậu mùa bắt đầu từ khi người bệnh sốt cao (trên 40°C), cứng cổ, nhức toàn thân và đôi khi nôn mửa Triệu chứng của bệnh đậu mùa bắt đầu từ khi người bệnh sốt cao (trên 40°C), cứng cổ, nhức toàn thân và đôi khi nôn mửa

Bệnh đậu mùa lây qua đường nào?

Biết được bệnh đậu mùa có lây không? và bệnh lây qua đường nào để có biện pháp chủ động phòng chống là cách đơn giản nhất để đối phó với bệnh đậu mùa.

  • Bệnh đậu mùa lây qua đường hô hấp

Con đường lây lan chủ yếu của bệnh đậu mùa là qua đường hô hấp. Virut có trong nước bọt, dịch mũi, họng...sẽ bị phát tán vào không khí khi người mắc bệnh đậu mùa ho hoặc hắt hơi, người xung quanh tiếp xúc với môi trường không khí có virut đậu mùa sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản khiến bệnh đậu mùa lây lan với tốc độ chóng mặt trên thế giới như vậy.

  • Bệnh đậu mùa lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp.

Đối tượng thường bị lây bệnh trong trường hợp này là người chăm sóc bệnh nhân, do bất cẩn bị nước mủ, hoặc vẩy đậu dính vào người, đặc biệt là các vết thương hở dẫn tới mắc virut đậu mùa.

Bệnh có thể lây trực tiếp từ người bệnh đến người chăm sóc Bệnh có thể lây trực tiếp từ người bệnh đến người chăm sóc

  • Bệnh đậu mùa lây qua con đường tiếp xúc gián tiếp.

Lây bệnh gián tiếp là đối tượng bị lây bệnh thông qua 1 vật dẫn bất kỳ có nhiễm virut đậu mùa. Cụ thể như quần áo, đồ dùng sinh hoạt của người mắc bệnh.

Cách đối phó với bệnh đậu mùa

Người bệnh cần giữ gìn vệ sinh da, mắt, mũi, họng và miệng và tuyệt đối không để các nốt ban vỡ. Dùng thuốc sát khuẩn nhẹ ở mắt, mũi, họng cho bệnh nhân, nhất là trong thời kỳ khởi phát và dùng kháng sinh thích hợp chống bội nhiễm.

Dùng thuốc điều trị các triệu chứng đậu mùa và thuốc bổ trợ cho bệnh nhân dưới sự theo dõi của bác sỹ.

Người bệnh cần giữ gìn vệ sinh da, mắt, mũi, họng và miệng và tuyệt đối không để các nốt ban vỡ Người bệnh cần giữ gìn vệ sinh da, mắt, mũi, họng và miệng và tuyệt đối không để các nốt ban vỡ

Cách phòng chống bệnh đậu mùa

Hiểu rõ bệnh đậu mùa lây qua đường nào thì cách phòng chống bệnh sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Phương pháp đầu tiên mà bạn nên áp dụng đó là đi tiêm vacxin phòng đậu mùa.

Tránh xa người hoặc nguồn bênh có nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa.

Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Khi bị bệnh nên tìm đến các trung tâm y tế để được tư vấn điều trị tích cực dưới sự hướng dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không để các mụn nước bị vỡ và không ăn các loại thịt, các loại thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, các chất kích thích, sữa và các loại thực phẩm có tính nóng...vì đây là nguyên nhân khiến virut đậu mùa sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn.

>>> Xem thêm: Cách trị bệnh đậu mùa nhanh nhất ai cũng nên biết