Bệnh đau mắt hột có thể gây mù lòa

Bệnh đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra và có thể phát triển thành dịch. Bệnh lây lan với đặc trưng là tạo nên tổn thương sẹo điển hình và có các hột ở mắt. Đau mắt hột không được điều trị kịp thời sẽ gây mù mắt.

Bệnh đau mắt hột có thể gây mù lòa Bệnh đau mắt hột có thể gây mù lòa

Bệnh đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột được Đông y gọi là bệnh phong huyền xích nhãn là chứng bệnh xung quanh vành bờ mi luôn đỏ, ngứa nhặm, sợ ánh sáng nên người bệnh lúc nào cũng dùng khăn để chặm nước mắt.

Trong y học hiện đại định nghĩa đau mắt hột là tình trạng viêm kết mạc dạng hột do Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh rất dễ lây lan nếu dùng chung đồ dùng với người bệnh, dùng nước không sạch.

vicare.vn-benh-dau-mat-hot-co-trieu-chung-gi-body-1

Triệu chứng

Trong giai đoạn đầu, đau mắt hột có các dấu hiệu như:

  • Ngứa nhẹ, có cảm giác vướng bụi trong mắt
  • Mắt chảy nước, chất nhầy hoặc mủ

Khi bệnh tiến triển thì có các triệu chứng như :

  • Mắt mờ
  • Đau mắt
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng

Trẻ em rất dễ bị đau mắt hột nhưng thường tiến triển chậm, chỉ đến khi trưởng thành thì các triệu chứng và dấu hiệu mới bắt đầu xuất hiện.

Các giai đoạn bệnh đau mắt hột

Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn

  • Giai đoạn đầu: Có những hạt nhú, màu hồng nhưng rất khó thấy.
  • Giai đoạn toàn phát: Các hột xù xì nổi lên có màu vàng nhạt.
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện các sẹo trắng trên mí mắt.
  • Giai đoạn 4: Lông mi quặm xuống do sẹo co lại gọi là lông quặm.

Tiến triển của bệnh

Khi bệnh dạng nhẹ, tổn thương mới xuất hiện ở lớp mô biểu mô kết mạc. Người bệnh chưa thấy triệu chứng gì hoặc mới thấy ngứa mắt, mắt chảy nước.

Khi bệnh dạng nặng thì tổn thương xâm nhập xuống lớp bên dưới của kết mạc mắt, gây sẹo giác mạc, lông quặm gây loạn dưỡng giác mạc khiến thị lực giảm.

Đối với bệnh đau mắt hột ở mi trên sẽ có biểu hiện nghiêm trọng hơn so với mi dưới. Ngoài ra, các mô tuyến nhờn ở mi mắt cũng bị ảnh hưởng khiến mắt bị khô làm cho bệnh nặng hơn.

Đau mắt hột có nguy hiểm không?

Bệnh đau mắt hột sẽ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Ở Việt Nam, bệnh này là nguyên nhân gây mù lòa thứ 3 sau glocom và đục thủy tinh thể.

Ngoài ra bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm như kết mạc bị xơ hóa, cứng khiến mắt khô. Nếu có lông quặm sẽ gây trầy loét khi lông cọ vào giác mạc gây sẹo giác mạc hoặc đục giác mạc, khiến mắt mờ, có thể gây tắc lệ đạo.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

vicare.vn-benh-dau-mat-hot-co-trieu-chung-gi-body-3

Nguyên nhân đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh sẽ lây lan khi người thường tiếp xúc với dịch chảy từ mắt, mũi của người bệnh. Hoặc khi dùng chung bồn tắm, khăn tai, bàn chải đánh răng, thuốc nhỏ mắt,.... Ngoài ra, ruồi là vật trung gian gây bệnh khi chúng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, sau đó đậu lên mắt người thường.

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Khi ở dạng nhẹ, bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nên bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách khám lâm sàng hoặc gửi mẫu vi khuẩn ở mất đi nuôi cấy và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Việc điều trị bệnh đau mắt hột còn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Khi vào giai đoạn đầu, bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh để tránh nhiễm trùng kết hợp với dùng thuốc.

Trường hợp có biến chứng như lông quặm, sẹo giác mạc toàn bộ thì phải điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật.

Xem thêm:

  • 5 giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột
  • Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ và cách phòng chống dịch bệnh