Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là sao?
Bạn đã từng nghe đến bệnh đái tháo đường – một dạng bệnh lý rối loạn đường trong máu. Bạn có biết: thể bệnh phổ biến nhất của đái tháo đường là gì không? Đó chính là dạng bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insulin (bệnh đái tháo đường tuýp). Vậy bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là sao? Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu rõ hơn.
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là sao?
Bạn đã từng nghe đến bệnh đái tháo đường – một dạng bệnh lý rối loạn đường trong máu. Bạn có biết: thể bệnh phổ biến nhất của đái tháo đường là gì không? Đó chính là dạng bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insulin (bệnh đái tháo đường tuýp). Vậy bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là sao? Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu rõ hơn.
1. Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là sao?
Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin còn có tên gọi khác gần gũi hơn là bệnh đái tháo đường tuýp 2. Dạng bệnh này thường khởi phát ở người trưởng thành.
Ở bệnh đái tháo đường tuýp 1, bệnh nhân sẽ có hiện tượng tuyến tụy không tiết ra Insulin, do đó không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng và khiến lượng glucose này tồn tại trong máu. Còn ở bệnh đái tháo đường tuýp 2 (không phụ thuộc Insulin), cơ thể vẫn có thể sản xuất Insulin đầy đủ nhưng không sử dụng Insulin đúng cách (nghĩa là tuyến tụy hoàn toàn bình thường), tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó, lượng glucose trong máu vẫn không được chuyển hóa, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao và gây ra nhiều tổn thương trong cơ thể.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến đái tháo đường tuýp 2?
Tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh cực kỳ phổ biến trong số các bệnh nhân bị tiểu đường, chiếm đến 90% - 95%. Vậy nguyên nhân nào khiến nhiều người mắc phải bệnh lý này?
Quá trình chuyển hóa glucose
Trước khi tìm hiểu căn nguyên của bệnh, bạn cần phải nắm rõ quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Khi thực phẩm đi vào cơ thể, tuyến nước bọt và các chất có trong dạ dày sẽ chuyển hóa chúng thành glucose – nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của tế bào và toàn bộ cơ thể. Bên cạnh glucose, trong gan cũng sẽ lưu trữ một phần đường dưới dạng glycogen. Khi nồng độ glucose trong máu quá thấp, lượng glycogen dự trữ này sẽ được chuyển hóa thành glucose và tiếp năng lượng cho cơ thể.
Tuy nhiên, glucose không thể hoạt động như năng lượng nếu như Insulin không giúp đỡ. Insulin là một loại hormon được tuyến tụy tiết ra nhằm chuyển hóa đường glucose thành loại năng lượng hoạt hóa. Khi nhận được tín hiệu glucose đang có mặt trong máu, tuyến tụy sẽ sản xuất nhiều Insulin hơn. Khi đó, glucose sẽ được phép hấp thụ vào tế bào. Đây cũng là cách thức Insulin điều hòa lượng đường trong máu.
Bệnh đái tháo đường tuýp 2 xảy ra như thế nào?
Trong trường hợp các tế bào không thể nhận dạng được Insulin từ tuyến tụy, glucose sẽ không được hấp thụ vào trong và biến chuyển thành năng lượng cần thiết. Lượng tế bào “nhận dạng kém” này càng nhiều, hàm lượng glucose bị tích lũy lại trong máu. Khi đó, vẫn với cùng cơ chế phía trên, tuyến tụy khi nhận được tín hiệu tồn tại glucose, nó vẫn sẽ tiếp tục sản sinh thêm Insulin, nhưng tế bào lại không thể sử dụng glucose do Insulin mang đến. Vòng luẩn quẩn này tạo ra rối loạn chuyển hóa và cuối cùng gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2 (đái tháo đường không phụ thuộc Insulin).
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị tiểu đường không phụ thuộc Insulin?
Với nguyên nhân bên trên, các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh của bệnh nhân, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: nếu như ba mẹ hoặc trong gia đình có người thân mắc phải tiểu đường tuýp 2, bạn cũng có khả năng cao gặp trường hợp tương tự.
- Yếu tố môi trường: thói quen ăn uống kém lành mạnh, nhiều chất béo và lười vận động... là các nguyên nhân dẫn đến sự khởi phát của bệnh.
3. Phương pháp điều trị - chẩn đoán bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insulin
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 2 thường dựa trên các kiểm tra:
- Nồng độ đường trong máu:
Bất kỳ loại bệnh tiểu đường nào cũng có thể phát hiện thông qua kiểm tra lượng đường trong máu. Kiểm tra này sẽ được chia thành 2 phần: đường huyết khi đói và đường huyết ngẫu nhiên (tùy vào thời gian bữa ăn). Nếu như đường huyết khi đang đói cao hơn 126mg/dl hoặc đường huyết ngẫu nhiên cao hơn 200mg/dl, đây là điều kiện dự đoán tỷ lệ cao mắc bệnh tiểu đường.
- HbA1c:
Hemoglobin A1c (NGSP) cũng là chỉ số quan trọng trong việc chẩn đoán tiểu đường và nếu giá trị NGSP cao hơn 6.5%, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh. Điều này dựa trên cơ sở glucose trong máu có liên kết với hemoglobin.
- Xét nghiệm dung nạp Glucose 75g theo đường uống
Cuối cùng, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose 75g đường uống nhằm kiểm tra sự thay đổi hàm lượng đường trong máu.
Đối với người khỏe mạnh (không mắc tiểu đường), nồng độ đường trong máu sẽ đạt giá trị tối đa trong khoảng 30 phút và chỉ trong 2 giờ sau đó, nồng độ này sẽ trở về dưới mức giá trị tiêu chuẩn. Trong trường hợp mắc đái tháo đường, lượng đường này không chỉ không giảm mà vẫn duy trì mức độ đó trong nhiều giờ sau (cao hơn 200mg/dl).
Tất cả các kết quả của 3 loại xét nghiệm trên sẽ được kết hợp để chẩn đoán toàn diện bệnh tiểu đường không phụ thuộc Insulin.
Điều trị
Bệnh đái tháo đường tuýp 2 đến nay vẫn chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Các phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là tập trung kiểm soát nồng độ đường trong máu của bệnh nhân.
- Chế độ dinh dưỡng: các bác sỹ vẫn chưa đặt ra nguyên tắc nhất định cho chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên, họ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn đồ quá mặn, quá ngọt, nhiều dầu mỡ và các loại thức ăn đóng hộp. Ngoài ra, bạn nên tăng cường các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt...
- Tăng cường tập thể dục: vận động là một giải pháp tích cực và hiệu quả để cơ thể sử dụng nhiều năng lượng hơn, kích thích hoạt động của Insulin. Ngoài ra, tập luyện thể thao sẽ giảm căng thẳng, phòng ngừa bệnh tim mạch...
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các kiến thức hữu ích để giải đáp câu hỏi “Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là sao?” Khi mắc bệnh, bạn cần có sự giúp đỡ từ bác sỹ để đảm bảo có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Xem thêm:
- Lợi ích của tập thể dục đối với bệnh đái tháo đường
- Tiền đái tháo đường - Dấu hiệu và cách chữa
- Tìm hiểu đái tháo đường và biến chứng tim mạch