Bệnh cường giáp có biểu hiện gì và có nguy hiểm không?

Cường giáp là hội chứng rất phổ biến nhưng nhiều người dễ chủ quan vì triệu chứng khá giống những căn bệnh bình thường khác. Vậy bệnh cường giáp nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây!

Bệnh cường giáp có biểu hiện gì và có nguy hiểm không? Bệnh cường giáp có biểu hiện gì và có nguy hiểm không?

Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp còn được gọi là cường giáp trạng hoặc cường chức năng tuyến giáp. Đây là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết (tăng quá mức hormone tuyến giáp. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ (có hình dạng con bướm, nằm dưới thanh quản), tiết ra hormon tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp có một số chức năng như điều tiết lượng canxi trong máu, kích thích sự hoạt động của tim, tăng cường quá trình trao đổi chất, điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể... Nếu bạn có quá nhiều hormon này trong cơ thể sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh cường giáp.

Cường giáp là một căn bệnh khá phổ biến và thường ảnh hưởng đến nữ nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào và tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam.

vicare.vn-benh-cuong-giap-co-bieu-hien-gi-va-co-nguy-hiem-khong-body-1

Bệnh cường giáp biểu hiện như thế nào?

Những triệu chứng bệnh cường giáp thường khiến bạn hay nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Các dấu hiệu của bệnh bao gồm:

  • Giảm cân đột ngột ngay cả khi bạn ăn uống bình thường, không kiêng khem gì.
  • Thấy căng thẳng kéo dài, hay cáu kỉnh, kích động không rõ nguyên nhân.
  • Thường khó ngủ, không thể ngủ yên giấc suốt đêm, sáng thường thức dậy sớm hơn thói quen hàng ngày.
  • Khả năng vận động giảm, thường mệt mỏi, yếu sức hơn bình thường.
  • Tim mạch có dấu hiệu bất thường, tim đập không đều, hay đánh trống ngực, nhiều khi thấy lo lắng, bồn chồn, thậm chí là khó thở.
  • Thường đổ nhiều mồ hôi.
  • Cường giáp làm tăng nhu động ruột khiến người bệnh đi nặng nhiều lần, thậm chí gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài.
  • Tay hoặc các ngón tay có biểu hiện run.
  • Tuyến giáp phình to khiến cổ bị sưng và được gọi là bướu cổ.
  • Ở phụ nữ, kinh nguyệt có sự thay đổi.

Khi bạn gặp những dấu hiệu trên, đặc biệt gặp nhiều dấu hiệu một lúc hay các dấu hiệu diễn ra trong thời gian dài, cần đến gặp ngay các bác sĩ để được thăm khám. Điều quan trọng mà bạn nên nhớ là phải mô tả chi tiết các thay đổi gặp phải bởi vì những dấu hiệu của cường giáp thường liên quan với một số tình trạng bệnh khác.

Nếu bạn đã điều trị bệnh cường giáp, cần thường xuyên tái khám để bác sĩ theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh để có những điều chỉnh tốt.

vicare.vn-benh-cuong-giap-co-bieu-hien-gi-va-co-nguy-hiem-khong-body-2

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp?

Các nhà khoa học đã nêu ra hai nguyên nhân chính dẫn đến cường giáp đó chính là bệnh basedow và bướu cổ đa nhân nhiễm độc.

Basedow (còn gọi là bệnh Grave) là nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp, có 80% đến 90% người bị cường giáp bị mắc bệnh basedow. Đặc biệt ở các bệnh nhân trẻ tuổi, tuổi từ 20-40. Rối loạn này cũng có thể gây lồi mắt hoặc phù niêm trước xương chày. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, basedow là một căn bệnh tự miễn - cơ thể người bệnh sẽ tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ thể mình và xâm nhập, phá hủy tuyến giáp.

Sau basedow, thì bướu đa nhân nhiễm độc là nguyên nhân thường gặp của cường giáp. Một cuộc khảo sát ở 17 trung tâm khám chữa bệnh nội tiết của 6 nước châu Âu cho thấy có 14,5% bướu đa nhân nhiễm độc trong 850 trường hợp cường giáp.

Ngoài 2 nguyên nhân gây bệnh trên đây, cường giáp còn được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác như viêm tuyến giáp, u tuyến độc, viêm tuyến yên...

Hầu hết, việc xuất hiện các nguyên nhân trên đó chính là do chế độ ăn uống thiếu hụt i ốt, do rối loạn sinh lý, do di truyền bẩm sinh...

Các biến chứng của cường giáp nếu chủ quan

Tuy là một loại bệnh khởi phát ở tuyến giáp nhưng nếu để tình trạng lâu, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, cụ thể như:

  • Vấn đề về tim: Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của cường giáp. Biến chứng này có thể gây ra các tình trạng ban đầu như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim - tình trạng mà tim không thể cung cấp đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, nặng hơn sẽ là rung nhĩ và suy tim xung huyết.
  • Giòn xương: Nếu không điều trị bệnh cường giáp kịp thời, quá nhiều hormon tuyến giáp sẽ gây cản trở khả năng hấp thụ canxi vào xương gây giòn xương, loãng xương...
  • Những vấn đề về mắt: Nếu mắc hội chứng cường giáp do bệnh basedow, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng như đỏ mắt hoặc sưng, mắt lồi ra, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ hay mắc tật nhìn đôi. Nếu không được chữa trị đúng lúc, kịp thời, bạn sẽ có nguy cơ suy giảm và mất dần thị lực
  • Bệnh thừa thyrotoxic quá mức: Bệnh cường giáp cũng khiến bạn có nguy cơ bị thừa thyrotoxic quá mức. Đây là một sự gia tăng đột ngột các triệu chứng dẫn đến sốt, mạch nhanh và thậm chí mê sảng. Nếu có những dấu hiệu này, bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Điều trị bệnh cường giáp

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đối với cơ thể như đã nêu trên, hãy tới các cơ sở chuyên khoa thăm khám để có những phác đồ điều trị hiệu quả.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán cường giáp dựa trên tiền sử bệnh, khám tổng quát, và các xét nghiệm máu để đo lường lượng hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu scan tuyến giáp hoặc siêu âm để lấy những hình ảnh của tuyến giáp nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Các bác sĩ sẽ điều trị bệnh bằng cách giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể bằng cách sử dụng các loại thuốc, tia phóng xạ hoặc phẫu thuật.

  • Các loại thuốc có thể sử dụng trong nhiều tháng, nhiều năm hoặc lâu hơn nữa. Các loại thuốc ngăn sự sản xuất hormone tuyến giáp bao gồm methimazole và propylthiouracil (PTU). Thuốc được sử dụng như một liệu pháp điều trị chính hoặc có thể chuẩn bị cho các liệu trình điều trị khác.
  • Phóng xạ i-ốt cũng được sử dụng để hủy tuyến giáp, áp dụng tốt nhất cho bệnh nhân trên 21 tuổi hoặc những bệnh nhân nhỏ hơn nhưng không kiểm soát được bệnh khi đã dùng thuốc.
  • Phẫu thuật chỉ dành cho những người bệnh có tuyến giáp lớn, can thiệp đến cấu trúc khác ở vùng cổ. Bệnh nhân không muốn sử dụng đến phương pháp phóng xạ i ốt hay phụ nữ mang thai cũng phải áp dụng phương pháp phẫu thuật.
vicare.vn-benh-cuong-giap-co-bieu-hien-gi-va-co-nguy-hiem-khong-body-3

Bạn Có Thể Làm Gì Để Cải Thiện Triệu Chứng?

Hãy làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ trong việc ăn uống, nghỉ ngơi và phác đồ điều trị bệnh cường giáp. Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung canxi và natri để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh. Rèn luyện thể dục thể thao tăng sức đề kháng.

Hội chứng cường giáp có thể làm cho bạn loãng xương, xương yếu và giòn hơn vì thế nhớ bổ sung canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe.

Chú ý bảo vệ mắt của bạn nếu bạn có những biến chứng về mắt do bệnh Grave bằng cách sử dụng kính chống tia UV, nước mắt nhân tạo và đeo những dụng cụ bảo vệ mắt vào ban đêm.

Tránh xa thuốc lá và các chất kích thích vì điều đó có thể khiến bệnh tình của bạn xấu đi.

Xem thêm:

  • Bệnh cường giáp kiêng ăn gì?
  • Thuốc cường giáp có ảnh hưởng đến sữa mẹ?
  • Bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?