Bệnh cúm lây truyền qua con đường nào?

Bệnh cúm không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Nếu bỗng dưng một ngày bạn có dấu hiệu bị hắt xì hơi, ớn lạnh hay người gai sốt, đau đầu, đau họng, mỏi cơ chán ăn thì có thể bạn đã bị cúm. Cúm cũng có các mức độ bệnh nhẹ hay nặng khác nhau tùy thuộc vào virus gây ra và rất may căn bệnh cúm có thể chữa trị “luôn và ngay” bằng thuốc.

Bệnh cúm lây truyền qua con đường nào? Bệnh cúm lây truyền qua con đường nào?

Vậy bệnh cúm lây truyền qua con đường nào và làm thế nào để phòng chữa bệnh cúm? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi.

Cúm là bệnh gì?

Cúm thuộc bệnh về đường hô hấp. Vì bệnh cúm tấn công hệ thống hô hấp nên người bệnh khi nhiễm virus cúm sẽ có các triệu chứng như sốt, đi kèm đau đầu ngoài ra cổ họng và mũi bị đau và hắt xì.

vicare.vn-benh-cum-lay-truyen-qua-con-duong-nao-body-1

Bệnh cúm lây truyền qua con đường nào?

Cúm là bệnh có thể nói đơn giản và dễ điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên chính vì tính chất bệnh “đơn giản” nên không mấy ai bị cúm mà phải nghỉ làm nên virus cúm rất dễ lây cho người khác. Cúm lây truyền qua đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh trước khi có triệu chứng cúm là 1 ngày ngày và thông thường mất từ 3 tới 7 ngày để khỏi bệnh.

Virus cúm dễ dàng lây cho từ người bệnh cho người bình thường thông qua đường hô hấp bằng các chất dịch tiết ra khi hắt xì như nước bọt,... virus cúm dễ dàng bay ra không khí với tốc độ nhanh chóng và có thể gây mắc bệnh cho người khác.

vicare.vn-benh-cum-lay-truyen-qua-con-duong-nao-body-2

Cách phòng ngừa và điều trị khi bị cúm?

Cần uống thuốc theo sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sỹ

  • Rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn thường xuyên trước và sau khi ăn, sau khi hắt xì để tránh virus cúm lây lan ra môi trường xung quanh.
  • Lấy tay che miệng khi hắt hơi, đeo khẩu trang
  • Uống nước: Cúm khiến cơ thể mệt mỏi, sốt làm cơ thể bạn mất nước, vì vậy cần uống thật nhiều nước đề bù đắp lượng nước trong cơ thể
  • Ăn nhiều hoa quả có chứa Vitamin C để có đề kháng cao, cơ thể có thể chống lại virus cúm xâm nhập
  • Hạn chế tối đa việc đưa tay vào mặt để dụi mắt hay cắn móng tay. Những hành động tưởng vô hại nhưng nó có thể khiến vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể bạn. Còn nếu không, hãy rửa tay thật sạch sẽ trước khi dụi mắt.
  • Nếu có thể, hãy nghỉ ngơi ở nhà vài hôm khi bị cúm để cơ thể được hồi phục, đồng thời tránh lây bệnh cho người khác.

Bệnh cúm rất dễ mắc phải đặc biệt vào thời điểm thời tiết giao mùa. Tuy bệnh khá đơn giản và có thể khỏi nhanh tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và những người xung quanh, hãy thực hiện những lưu ý trên. Hi vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn về con đường lây bệnh cúm và cách phòng, chữa bệnh hiệu quả.

Xem thêm:

  • Trẻ bị cúm, cha mẹ cần biết dấu hiệu bệnh trở nặng sau
  • Cúm mùa gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo 5 bước phòng bệnh
  • Liệu mẹ mới sinh bị cảm cúm có lây bệnh cho con?