Bệnh cơ tim giãn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh cơ tim giãn hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân nhưng là bệnh lý nguy hiểm do diễn biến âm thầm ở giai đoạn đầu, sau đó diễn biến tự nhiên tăng dần và có thể khiến bệnh nhân tử vong do suy tim. Bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức cần biết về căn bệnh này.

Bệnh cơ tim giãn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả Bệnh cơ tim giãn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh cơ tim giãn hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân nhưng là bệnh lý nguy hiểm do diễn biến âm thầm ở giai đoạn đầu, sau đó diễn biến tự nhiên tăng dần và có thể khiến bệnh nhân tử vong do suy tim. Bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức cần biết về căn bệnh này.

1. Tìm hiểu về bệnh cơ tim giãn

1.1. Bệnh cơ tim giãn là gì?

Bệnh cơ tim giãn là bệnh đặc trưng bởi sự giãn ra bất thường của các buồng tim, làm giảm khả năng co bóp của cơ tâm thất trái hoặc phải, tăng thể thích tâm trương, tâm thu và làm cơ tâm thất thường bị mỏng đi.

vicare.vn-benh-co-tim-gian-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-1
Bệnh cơ tim giãn là gì?

Bệnh cơ tim giãn hiện có tỉ lệ mắc khoảng 6 – 8 người trên 100.000 người, là một loại bệnh tim nặng, tiên lượng xấu và có tỷ lệ tử vong cao. Theo công bố của tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh nhân cơ tim giãn tử vong sau 5 năm khoảng 35%, sau 10 năm lên tới 70%.

1.2. Diễn biến tự nhiên và tiên lượng bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim giãn tiến triển âm thầm ở giai đoạn đầu, khiến bệnh nhân không hề hay biết do không có những triệu chứng lâm sàng điển hình Tuy nhiên, diễn biến tự nhiên sẽ khiến bệnh nhân dễ bị suy tim và tử vong do suy tim hoặc tối loạn nhịp tim. Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong do cơ tim giãn trong vòng 5 năm lên tới 40 – 80%.

Đại đa số nghiên cứu cho thấy, khoảng 25% tỉ lệ bệnh nhân tử vong trong vòng 1 năm, và 35 – 40% là con số trong 2 năm, nếu bệnh nhân sống trên 2 năm thì tiên lượng lâu dài sẽ tốt hơn

Bên cạnh đó, tình trạng ổn định gặp ở 20 – 50% các trường hợp, còn khả năng chức năng thất trái trở lại bình thường là rất hiếm gặp.

Tiên lượng cho bệnh nhân cơ tim giãn dựa vào nhiều yếu tố như: Phân số tống máu của thất trái, triệu chứng của bệnh, chỉ số tim, ngoại tâm thu thất đa ổ, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, hạ Natri máu, tăng yếu tố ANF.

Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng xấu đến tiên tượng như tiền sử gia đình, nghiện rượu, áp lực nhĩ trái tăng, buồng thất trái giãn nhiều, rung nhĩ, tăng hàm lượng norepinephrine.

Tuổi tác, thời gian mắc bệnh, ngoại tâm thu thất đơn giản, tiền sử nhiễm virus không liên quan tới tiên lượng bệnh.

vicare.vn-benh-co-tim-gian-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-2
Bệnh nhân cơ tim giãn có thể đột tử do suy tim, rối loạn nhịp tim

Bệnh nhân cơ tim giãn có thể đột tử do cơ tim giãn, làm chức năng tâm thu và tâm trương giảm dần, khiến bệnh nhân suy tim và ứ huyết nặng. Có đến 50% bệnh nhân cơ tim giãn đột tử do rối loạn nhịp tim. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị được đưa ra nhằm cải thiện tiên lượng bệnh, trong đó ghép tim là biện pháp hiệu quả, song không dễ thực hiện do nguồn tạng khan hiếm.

1.3. Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn vẫn chưa được xác định rõ, có nhiều nguyên nhân được đề ra như:

  • Nhiễm trùng entérovirus, yếu tố miễn dịch hoặc virus.
  • Yếu tố gia đình, tiền sử mắc bệnh.
  • Vấn đề dinh dưỡng.
  • Ngộ độc Rượu.
  • Vấn đề hậu sản sau sinh.
  • Tăng HA.
  • Tổn thương vi tuần hoàn vành

2. Triệu chứng và chẩn đoán bệnh cơ tim giãn

2.1. Triệu chứng bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim giãn gây các triệu chứng sau:

  • Mệt mỏi, khó thở
  • Phù ngoại biên
  • Đau ngực
  • Tiền sử thuyên tắc ngoại biên

Nhìn chung, triệu chứng của bệnh cơ tim giãn không rõ ràng, chỉ khi bệnh tiến triển nặng bệnh nhân mới phát hiện bất thường và mới đi khám bệnh. Khi đó việc điều trị rất khó khăn.

2.2. Các phương pháp để chẩn đoán bệnh cơ tim giãn

Khám lâm sàng

Tim: Nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường hay thấp, thổi tâm thu hở hai lá/ba lá, mỏm tim lệch trái, suy thất phải.

Phổi: tràn dịch màng phổi, Ran ẩm phổi

vicare.vn-benh-co-tim-gian-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-3
Khám lâm sàng chẩn đoán bệnh cơ tim giãn

Cận lâm sàng

X quang: Tim to, gia tăng tỉ lệ tim và lồng ngực, có dấu hiệu xung huyết phổi và tràn dịch màng phổi.

Điện tim: Nhịp nhanh, xoang bất thường, bloc nhánh trái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, phì đại thất trái, nhĩ đồ bất thường, sóng R giảm biên độ.

Sinh hóa: suy thận chức năng, Giảm Natri máu.

Siêu âm tim:

Siêu âm tim 2 bình điện và TM: Các buồng tim giãn, nhất là thất trái, giảm co bóp toàn thể vách tim, giảm chỉ số co hồi, có thể thấy cục máu đông, tràn dịch màng tim.

Doppler tim: Dấu hở 2 lá, 3 lá hoặc hở động mạch phổi, rối loạn chức năng tâm trương.

Các phương pháp thăm dò

  • Thông tim: Đánh giá áp lực buồng tim, hoạt động buồng tim và các van tim.
  • Sinh thiết cơ tim: muốn tìm nguyên nhân giãn cơ tim.
  • Chụp nhấp nháy cơ tim: giảm chỉ số tống máu.
  • Holter nhịp, kích thích tim, trắc nghiệm gắng sức.

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt:

  • Bệnh cơ tim tắc nghẽn.
  • Bệnh van tim, hở van hai lá nặng.
  • Bệnh cơ tim do thiếu máu tiến triển.
  • Bệnh cơ tim do tăng huyết áp tiến triển.

3. Điều trị bệnh cơ tim giãn hiệu quả

Có 2 phương pháp được dùng để điều trị bệnh cơ tim giãn là điều trị nội khoa và phẫu thuật ghép tim.

3.1. Điều trị nội khoa

vicare.vn-benh-co-tim-gian-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-4
Điều trị nội khoa bệnh cơ tim giãn

Điều trị nội khoa giúp ổn định tình trạng suy tim, được áp dụng phổ biến cho các trường hợp mắc bệnh cơ tim giãn, nhưng không giải quyết triệt để tình trạng bệnh. Điều trị nội khoa gồm:

Chế độ ăn: Hạn chế muối và nước, giảm tiền gánh, hậu gánh và nhịp tim, giảm hoạt động của tim và tăng sức co bóp cho cơ tim.

Thuốc giãn mạch: Giúp giảm gánh cho tim, gồm ức chế men chuyển dạng Angiotensin, Nitrat và Hydralazin. Trong đó Angiotensin được lựa chọn hàng đầu.

Cải thiện Digitalis.

Digitalis là thuốc được lựa chọn với các trường hợp rung nhĩ tần số thất cao, giúp cải thiện phân số tống máu, cải thiện triệu chứng lâm sàng và khả năng gắng sức của bệnh nhân, hiệu quả với cả bệnh nhân có nhịp xoang.

Tuy nhiên, Digoxin được biết không thể làm thay đổi tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim, nên Digitalis chỉ dùng cho trường hợp bệnh nhân nhịp xoang có tim to, rối loạn chức năng thất trái nhiều, không đáp ứng điều trị lợi tiểu và thuốc ức chế men chuyển dạng Angiotensin.

Thuốc kháng vitamin K: Thuốc kháng vitamin K được sử dụng khi bệnh nhân giãn cơ tim có huyết khối trong buồng tim, có tiền sử tắc mạch hoặc có rung nhĩ.

Thuốc điều trị rối loạn nhịp: Việc điều trị rối loạn nhịp trong điều trị cơ tim giãn gặp nhiều khó khăn. Thuốc chủ yếu được lựa chọn để chống loạn nhịp là Amiodaron cho hiệu quả và ít tác dụng phụ. Các nước phát triển y học đã áp dụng máy phá rung tự động để điều trị hiệu quả rối loạn nhịp phức tạp.

Thuốc đối phó với suy tim: Thuốc chẹn beta giao cảm được dùng để giúp bệnh nhân cơ tim giãn đối phó với suy tim, hiện chỉ có thuốc Carvedilol là được chấp nhận dùng điều trị suy tim ở Hoa Kỳ, ngoài ra có thể sử dụng Bisoprolol hay Metoprolol để giảm tỷ lệ tử vong, nhưng khi sử dụng cần hết sức thận trọng và điều chỉnh liều lượng điều trị thích hợp.

3.2. Điều trị phẫu thuật ghép tim

Phẫu thuật ghép tim được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa, kể cả chẹn beta. Đây là phương pháp điều trị tốn kém, chỉ được thực hiện ở 1 số trung tâm y học lớn.

vicare.vn-benh-co-tim-gian-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-body-5
Điều trị phẫu thuật ghép tim

Hơn nữa ở Việt Nam cũng không có nguồn tim thay thế sẵn của những người chết não hiến tặng cho bệnh nhân ghép thay thế.

Do đó, việc điều trị bệnh cơ tim giãn và cải thiện tiên lượng xấu ở bệnh cơ tim giãn vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi người nên có ý thức phòng chống bệnh cơ tim giãn cũng như nhiều bệnh lý tim mạch khác bằng việc có chế độ dinh dưỡng, làm việc và luyện tập thể thao hợp lý. Điều quan trọng là phải luôn kiểm soát được khối lượng cơ thể, kiểm tra huyết áp, đường máu, mỡ máu và có tinh thần yêu đời, thoải mái.

Xem thêm:

  • Ngồi nhiều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Ai dễ mắc bệnh cơ tim?
  • 9 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tim mạch