Bệnh chốc lở ở trẻ thưởng xảy ra vào mùa nào?

Chốc lở là một trong số những bệnh ngoài da mà trẻ vô cùng khó chịu khi không may mắc phải. Chốc lở rất dễ lây lan, có thể tạo thành dịch ở trường học và những nơi đông người, nơi có môi trường ẩm thấp và vệ sinh kém. Thường thì chốc lở hay diễn ra vào mùa hè, khi tiết trời nóng nực.

Bệnh chốc lở ở trẻ thưởng xảy ra vào mùa nào? Bệnh chốc lở ở trẻ thưởng xảy ra vào mùa nào?

Tại sao lại như vậy? HoiBenh sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về điều này.

Bệnh chốc lở ở trẻ là như thế nào?

Chốc lở là một trong số những bệnh về da thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do bị lây nhiễm và phát sinh ở những vùng da đã bị tổn thương từ trước. Chốc lở có thể xuất phát từ vết côn trùng cắn, sau đó sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, nó cũng có thể là do lây nhiễm từ những người bị mắc bệnh trước đó. Bệnh thường hay xảy ra ở trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ kém, cơ thể của trẻ không được vệ sinh thường xuyên hoặc trẻ chịu một số tác nhân bên ngoài khác như: ẩm ướt kéo dài, thời tiết khắc nghiệt, môi trường bị ô nhiễm...

Khi bị chốc lở, trẻ thường có dấu hiệu như bị ngứa vùng da, sau đó thì xuất hiện những vết loét đỏ, có thể xuất hiện những triệu chứng khác như: xuất hiện bọng nước ở vùng da bị tổn thương, vết loét ngày càng lan rộng, ăn sâu, gây đau rát...

Ban đầu, những vết chốc sẽ hình thành nên mụn nước, xuất hiện bóng nước rồi nhanh chóng biến thành mụn mủ. Khi mụn mủ bị vỡ sẽ thành vết trầy trợt, ở giữa có vẻ như lành và bắt đầu lan rộng ra xung quanh, đóng vảy màu vàng giống như mật ong. Thời tiết càng nóng sẽ càng khiến cho trẻ bị ngứa và khó chịu, trẻ sẽ gãi không thể kiểm soát được và khiến cho da trầy xước, lở loét, lan rộng dần ra những vùng da khác. Khi vết chốc lở lành lặn thường hay để lại vết sẹo thâm.

Mụn nước hay mọc nhiều ở hai chân và hai tay trẻ, một số trường hợp thì lây lan lên phần da đầu, da bụng và da lưng. Ở trẻ do hay gãi nên vi khuẩn này sẽ dần lây lan sang chỗ khác khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn.

vicare.vn-benh-choc-lo-o-tre-co-bi-vao-mua-dong-khong-body-1

Bệnh chốc lở thường bùng phát vào mùa nào?

Mùa đông, khi thời tiết hanh khô có thể xảy ra chốc lở ở trẻ. Nguyên do là bởi mùa đông lạnh, nếu không vệ sinh cẩn thận cho trẻ, da của trẻ vốn dĩ nhạy cảm sẽ phát sinh nhiều bệnh ngoài da, trong đó có chốc lở.

Về cơ bản, bệnh chốc lở ở trẻ sẽ bùng phát và dễ xảy ra vào mùa hè hơn do thời tiết nóng nực, mồ hôi tiết ra nhiều nên khiến khó vệ sinh, bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, chốc lở phát sinh do môi trường sống kém vệ sinh, do trẻ bị côn trùng đốt và gãi nhiều nên tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Khi bị chốc lở, trẻ thường hay gặp phải những dạng như sau:

  • Bị chốc lở truyền nhiễm: Đây là bệnh hay gặp nhất với những mụn đỏ trên má, miệng và quanh mũi. Mụn nước sẽ nhanh chóng vỡ ra, đóng thành vảy màu nâu. Trẻ sẽ bị sưng hạch ở quanh vùng có vết chốc lở. Bệnh cũng dễ lây lan sang những vùng da lành nếu như bị dây dịch của những vết chốc lở.
  • Bị chốc lở dạng phỏng: Trẻ sẽ có những vết phỏng nước, chứa nhiều dịch, không đau, ngứa nhưng không bị loét. Khi vết phỏng vỡ ra, đóng thành vảy vàng sẽ lâu lành hơn những thể chốc lở khác.
  • Bị chốc lở ở thể mủ: Bệnh này đã ăn sâu vào lớp bì với những triệu chứng như: chứa nhiều dịch hoặc có mủ, mụn đau, vết loét sâu, có vảy màu vàng. Trên vết mủ này có vảy dày, cứng màu vàng xám và sưng hạch xung quanh vết chốc. Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà chúng ta có cách điều trị chốc lở khác nhau. Cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán, tìm ra phương án điều trị thích hợp cho trẻ.

Làm sao để phòng bệnh chốc lở cho trẻ?

Để có thể phòng bệnh chốc lở cho trẻ, bố mẹ cần thực hiện những điều sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ thân thể cho trẻ. Tắm gội thường xuyên cho trẻ mỗi ngày để tránh không bị nhiễm khuẩn nặng, nhất là vào mùa hè.
  • Cha mẹ không nên giữ trẻ ở những nơi thiếu ánh sáng và bị ẩm thấp.
  • Thường xuyên giữ nơi ở của trẻ thoáng mát, khi có biểu hiện của bệnh nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng điều trị, tránh không được để lâu ngày, gãi nhiều sẽ khiến bệnh lây lan nhanh, gây bội nhiễm.

vicare.vn-benh-choc-lo-o-tre-co-bi-vao-mua-dong-khong-body-2

Khám và điều trị bệnh chốc lở ở đâu?

Tại Hà Nội

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Địa chỉ: 15A Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Làm việc: từ thứ 2 – chủ nhật: 6h00 – 12h00 và 13h30 – 16h30.

Tại đây, người bệnh sẽ được đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm khám và điều trị. Trong đó, bác sĩ Nguyễn Thế Vỹ, bác sĩ Lê Hữu Doanh, bác sĩ Đỗ Thị Thu Hiền... cùng đội ngũ y tá, nhân viên y tá chu đáo, nhiệt tình.

Bênh cạnh đó, bệnh viện còn được trang bị hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân ở nhiều nơi.

vicare.vn-benh-choc-lo-o-tre-co-bi-vao-mua-dong-khong-body-3

Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà p, 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Làm việc: 6h00 - 12h00 và 13h30 - 18h00

Bệnh viện Bạch Mai quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, đặc biệt là về các bệnh chân tay miệng. Tại đây, người bệnh được các bác sĩ như BS Ngô Xuân Nguyệt, BS Ngô Quốc Thịnh, BS Nguyễn Thị Mỹ Hà cùng với đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo khám và điều trị bệnh nhanh và hiệu quả.

Để đạt được thành tựu tốt trong khám chữa bệnh, bệnh viện rất chú trọng tới cơ sở vật chất, trang thiết bị. Vì thế, người bệnh khi tới đây khám chữa bệnh hoàn toàn yên tâm về chất lượng và dịch vụ tại đây.

vicare.vn-benh-choc-lo-o-tre-co-bi-vao-mua-dong-khong-body-4

Tại TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh, được bộ y tế phân công giúp Viện da liễu Việt Nam trong công tác chỉ đạo tuyến 21 tỉnh - thành phố phía Nam từ Ninh Thuận trở vào. Bệnh viện có 6 nhiệm vụ chủ yếu là tuyến giám sát của khu vực phía Nam trong chẩn đoán và điều trị bệnh phong, bệnh lây qua tình dục và bệnh da, cùng bộ môn da liễu của trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh, chỉ đạo tuyến hoạt động da liễu khu vực phía nam, thông tin – giáo dục – truyền thông về da liễu, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực trên, hợp tác quốc tế.

Bệnh viện Da liễu có nguồn nhân lực dồi dào là các cán bộ đại học, trên đại học trong đó có 68 cán bộ đại học, trên đại học chiếm 31,48 %. Bên cạnh đó là số lượng nhân lực trung học là 81 chiếm 37,5%, sơ học là 14 chiếm 6,48%, các thành phần khác số lượng 53 chiếm 24,54%. Ngoài số cán bộ nói trên còn có 15 cán bộ viên chức của bộ môn Da liễu trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và 3 cán bộ của bộ môn Da liễu trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh cũng làm việc tại bệnh viện.

Điện thoại: 0283 9305 419

Địa chỉ: 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh

vicare.vn-benh-choc-lo-o-tre-co-bi-vao-mua-dong-khong-body-5

Khoa Da liễu - Bệnh viện quận Thủ Đức

Khoa Da liễu bệnh viện quận Thủ Đức ban đầu chỉ là một phòng khám thuộc khoa Khám bệnh với duy nhất một bác sĩ. Đến tháng 04 năm 2010 thì khoa Da liễu được thành lập và cho đến năm 2011 số lượng nhân viên trong khoa đã tăng lên 06 bác sĩ và đều có trình độ sau đại học và 02 điều dưỡng. Lượng bệnh lúc đầu chỉ vài bệnh đến nay đã tăng lên rất nhiều. Hiện tại ngoài việc khám, điều trị các bệnh lý về da, lông, tóc, móng các bác sĩ của khoa còn tham gia tư vấn và thực hiện chăm sóc da bằng những kỹ thuật cao với nhiều máy móc hiện đại với mong muốn đem lại cho người bệnh, khách hàng làn da đẹp nhất.

Điện thoại: 0283 8963 194

Địa chỉ: 29 Khu phố 5 Phú Châu, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

vicare.vn-benh-choc-lo-o-tre-co-bi-vao-mua-dong-khong-body-6

Như vậy, với những thông tin hữu ích bên trên, hi vọng độc giả đã phần nào giải đáp được thắc mắc về bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị chốc lở, cha mẹ cần nghiêm túc tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ, không tự động dùng thuốc để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Huyền Chinh