Bệnh chàm ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp xử lý

Chàm là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em, thường xuất hiện lần đầu tiên trong độ tuổi từ 3 đến 6 tháng. Hầu hết các trường hợp bệnh chàm ở trẻ em sẽ được chữa khỏi, tuy nhiên vẫn cần chú ý bởi các phương pháp điều trị chàm ở từng cá thể là không giống nhau.

Bệnh chàm ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp xử lý Bệnh chàm ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp xử lý

Bệnh chàm hay viêm da dị ứng là một tình trạng bệnh trên da kéo dài (mãn tính). Triệu chứng của bệnh là xuất hiện các mảng da đỏ, khô và ngứa trên mặt hoặc sau tai và ở các nếp nhăn của cổ, đầu gối và khuỷu tay. Chàm là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em, thường xuất hiện lần đầu tiên trong độ tuổi từ 3 đến 6 tháng. Hầu hết các trường hợp bệnh chàm ở trẻ em sẽ được chữa khỏi, tuy nhiên vẫn cần chú ý bởi các phương pháp điều trị chàm ở từng cá thể là không giống nhau.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm (Eczema) là tên của một nhóm bệnh khiến da bị đỏ, ngứa và viêm. Có nhiều loại bệnh chàm: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, bệnh chàm da và viêm da tiết bã, còn được gọi là nôi mũ lưỡi trai trẻ em là những loại phổ biến nhất ảnh hưởng đến trẻ em. Bệnh chàm, đặc biệt là viêm da dị ứng, thường xuất hiện trong 6 tháng đầu đến 5 năm tuổi đời của một đứa trẻ.

Bệnh chàm không truyền nhiễm, vì vậy bạn không thể bị lây bệnh từ những người khác.

Đối với hầu hết các loại bệnh chàm, việc xử lý các vết đỏ trên da dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Xác định yếu tố gây kích thích với da trẻ để phòng tránh
  • Thực hiện thói quen tắm và dưỡng ẩm hàng ngày để bảo vệ da và giữ độ ẩm
  • Sử dụng thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn một cách nhất quán và theo quy định để hạn chế các triệu chứng

Không có cách chữa bệnh chàm nhưng có ngày càng nhiều các phương pháp điều trị. Chúng bao gồm các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, liệu pháp quang học và thuốc ức chế miễn dịch.

Bệnh chàm, đặc biệt là viêm da dị ứng, có thể biểu hiện và chuyển biến khác đi khi trẻ lớn lên. Điều quan trọng là phải hiểu loại bệnh chàm nào trẻ có thể mắc cũng như các triệu chứng và tác nhân của bệnh để có thể điều trị và quản lý tốt hơn khi chúng phát triển và chuyển biến. Cách duy nhất để chắc chắn loại bệnh chàm của con bạn là đi khám bác sĩ.

Nguyên nhân của bệnh chàm ở trẻ em

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở các trẻ mắc bệnh chàm có sự kết hợp của các yếu tố về gen và di truyền cùng với các tác nhân kích thích khởi phát bệnh có nguồn gốc từ môi trường. Một tác nhân từ bên ngoài có thể “kích hoạt” hệ thống miễn dịch, làm rối loạn các tế bào da và kết quả là xuất hiện các vết chàm trên da.

Viêm da dị ứng có liên quan tới tiền sử gia đình mắc các bệnh như viêm da dị ứng, hen suyễn hoặc dị ứng phấn (bộ 3 dị ứng). Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh chàm ở trẻ em bao gồm:

  • Da khô
  • Yếu tố gây kích thích
  • Nhiệt và đổ mồ hôi
  • Nhiễm trùng
  • Các chất gây dị ứng như da, lông thú cưng, phấn hoa hoặc bụi

Tình trạng bệnh dễ trở nên tệ hơn vào mùa đông khi mà không khí khá khô. Nước bọt do chảy nước dãi cũng có thể gây kích ứng trên má, cằm và cổ của bé.

Cách tốt nhất để điều trị bệnh chàm ở trẻ em là tìm hiểu các triệu chứng và tác nhân của chúng để có thể kiểm soát.

vicare.vn-benh-cham-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-va-bien-phap-xu-ly-body-1

Đặc điểm của bệnh chàm ở trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau

Bệnh chàm ở trẻ em có những đặc điểm và chuyển biến khác nhau ở độ tuổi khác nhau. Vị trí và biểu hiện của bệnh thay đổi theo độ tuổi của trẻ, vì vậy việc biết đặc điểm của bệnh ở độ tuổi chính xác của trẻ là rất quan trọng trong việc xác định việc trẻ có bị mắc bệnh chàm hay không.

  • Trẻ sơ sinh (6 tháng đầu tiên)

Bệnh chàm thường xuất hiện ở mặt, má, cằm, trán và da đầu. Nó cũng có thể lây lan sang các khu vực khác của cơ thể, nhưng không thường xuất hiện ở khu vực đùi và bẹn vì da được độ ẩm bảo vệ. Da ở giai đoạn này cũng có xu hướng trông đỏ hơn.

  • Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bệnh chàm thường xuất hiện ở khuỷu tay và đầu gối bé của bạn - những nơi dễ bị trầy xước hoặc cọ xát khi chúng bò. Nếu phát ban eczema bị nhiễm trùng, nó có thể hình thành lớp vỏ màu vàng, hoặc nổi mụn mủ rất nhỏ trên da.

  • Trẻ từ 2 đến 5 tuổi

Ở trẻ khoảng hai tuổi, eczema có nhiều khả năng xuất hiện ở các nếp gấp của khuỷu tay và đầu gối, hoặc trên cổ tay, mắt cá chân và bàn tay của chúng. Nó cũng có thể xuất hiện trên vùng da xung quanh miệng bé và mí mắt. Làn da trẻ có thể bắt đầu trông khô và bong vảy ở giai đoạn này và trở nên dày hơn với các vế hằn cổ trâu (giống da của người già).

  • Trẻ từ 5 tuổi trở lên

Bệnh chàm thường xuất hiện ở nếp gấp của khuỷu tay và/hoặc đầu gối. Đôi khi, nó chỉ xuất hiện trên một bàn tay - ít nhất 70% số người đã bị chàm tay vào một lúc nào đó trong đời. Các vết đỏ và ngứa nổi lên phía sau tai, trên bàn chân hoặc da đầu, cũng có thể là một dấu hiệu của viêm da dị ứng. Nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của một tình trạng khác như viêm da tiết bã.

Phương pháp chẩn đoán bệnh chàm

Các chuyên gia y tế sẽ hỏi về các triệu chứng và lịch sử sức khỏe của trẻ cũng như hỏi về các triệu chứng dị ứng. Họ cũng có thể hỏi về tiền sử bị viêm da dị ứng, hen suyễn hoặc dị ứng mũi như sốt cỏ khô hoặc viêm mũi dị ứng của bạn hoặc các thành viên khác trong gia đình. Các bác sĩ sẽ kiểm tra trẻ, tìm kiếm các dấu hiệu viêm da dị ứng. Không có xét nghiệm cụ thể nào cho viêm da dị ứng. Các xét nghiệm thường không cần thiết, nhưng nó có thể được thực hiện. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu

Máu con trẻ có thể được kiểm tra nồng độ immunoglobulin E (IgE). IgE được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó rất cao ở hầu hết trẻ em bị dị ứng và viêm da dị ứng. Các xét nghiệm máu khác cũng có thể được thực hiện.

  • Xét nghiệm da

Các xét nghiệm da có thể được thực hiện để kiểm tra dị ứng hoặc các tình trạng da khác.

vicare.vn-benh-cham-o-tre-em-nguyen-nhan-trieu-chung-va-bien-phap-xu-ly-body-2

Điều trị bệnh chàm ở trẻ em

Không có một phương pháp điều trị cố định nào cho bệnh chàm ở trẻ em. Phương pháp này có thể phù hợp cho trẻ khác nhưng có thể không phù hợp với con bạn. Bạn có thể phải thử một số phương pháp điều trị hoặc kết hợp các phương pháp điều trị với sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi tìm ra một phương pháp phù hợp giúp kiểm soát các triệu chứng của trẻ.

Hãy kiên nhẫn vì điều trị bệnh chàm có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn để bệnh tiến triển tốt hơn. Dưới đây là một số phương pháp điều trị để kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ em:

Tắm và dưỡng ẩm

Tắm bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng và giữ ẩm để giữ nước trong da là các yêu cầu cơ bản để kiểm soát bệnh. Da ẩm giúp chống khô và tránh các chất gây kích ứng và dị ứng, từ đó giảm xuất hiện phát ban. Để có được hiệu quả trị liệu đầy đủ, hãy làm theo các bước sau theo thứ tự:

  • Tắm và dưỡng ẩm

Cho trẻ vào bồn tắm nước ấm trong 5 đến 10 phút. Sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng (không xà phòng) và tránh chà xát vùng da bị bệnh.

Sau khi tắm, vỗ nhẹ lên da bằng khăn và giữ da ẩm.

Bôi thuốc tại chỗ cho các khu vực bị ảnh hưởng của da theo hướng dẫn.

Trong vòng ba phút, thoa kem dưỡng ẩm lên khắp cơ thể trẻ. Lưu ý phải thoa kem dưỡng ẩm trong vòng ba phút nếu không da sẽ bị khô.

Đợi một vài phút để kem dưỡng ẩm hấp thụ vào da trước khi mặc quần áo hoặc băng ướt.

Không chỉ giữ ẩm cho da trẻ sau khi tắm. Bảo đảm độ ẩm của da cả ngày bất cứ khi nào da chúng bắt đầu ngứa hoặc cảm thấy khô.

  • Tắm sử dụng chất khử trùng

Tắm với chất khử trùng có thể là một cách hiệu quả để giảm viêm và vi khuẩn trên da của trẻ em bị bệnh chàm. Nồng độ chất khử trùng trong bồn tắm bằng lượng chất của 1 bể bơi khử trùng bằng clo.

Lưu ý những điều sau nếu tắm cho trẻ bằng chất khử trùng:

Sử dụng cốc đo để lấy chính xác lượng chất khử trùng cần thiết và sau đó thêm nó vào nước. Quá nhiều chất khử trùng có thể gây kích ứng da trẻ và quá ít không giúp giảm triệu chứng bệnh chàm.

Không bao giờ bôi thuốc khử trùng trực tiếp lên trẻ em eczema.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Chú ý về lượng chất khử trùng sử dụng và thời gian tắm cho trẻ.

  • Liệu pháp băng ướt

Trong giai đoạn đặc biệt bùng phát dữ dội với ngứa hoặc đau dữ dội, liệu pháp băng ướt có thể giúp bù nước, làm dịu da và tăng hiệu quả của thuốc bôi.

Băng ướt được thực hiện tốt nhất vào buổi tối sau khi tắm, dưỡng ẩm và bôi thuốc.

Sử dụng các loại thuốc không kê đơn

Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc không kê đơn và sẵn có ở hiệu thuốc như các chất tẩy rửa nhẹ, corticosteroid nhẹ, dưỡng ẩm, thạch dầu mỏ, dầu khoáng hoặc các sản phẩm làm từ nhựa đường. Có nhiều sản phẩm thuốc không kê đơn có sẵn có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng bệnh chàm ở trẻ.

Sử dụng thuốc kê đơn

Chủ yếu là thuốc bôi ngoài cho da.

Trị liệu bằng quang học

Còn được gọi là liệu pháp quang học, phương pháp trị liệu bằng quang học giúp da tiếp xúc với một loại ánh sáng đặc biệt gọi là tia cực tím B (UVB) sử dụng thiết bị chuyên dụng.

Thuốc ức chế miễn dịch

Được sử dụng cho các trường hợp bệnh chàm từ trung bình đến nặng, thuốc ức chế miễn dịch hoạt động theo cơ chế kiểm soát hoặc ức chế hệ thống miễn dịch. Thuốc ức chế miễn dịch không được FDA chỉ định cho bệnh chàm, tuy nhiên, chúng thường được các bác sĩ sử dụng để điều trị các trường hợp bệnh chàm khó chữa.

Phương pháp điều trị bổ sung và thay thế

Có một số phương pháp điều trị tự nhiên đã được chứng minh là có hiệu quả kiểm soát các triệu chứng bệnh chàm. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu trong số này thực hiện trên người lớn, vì vậy hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị tự nhiên nào cho bệnh chàm.

Một vài mẹo nhỏ khác để giảm bớt triệu chứng khi trẻ bị chàm

  • Tránh xa các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm các chất kích thích như len, xà phòng hoặc hóa chất. Các tác nhân khác bao gồm các chất gây dị ứng như trứng, mạt bụi hoặc vẩy da thú cưng. Stress cũng là một yếu tố.

  • Không gãi da. Cố gắng giữ cho da trẻ không bị trầy xước. Nó có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn và cũng có thể gây nhiễm trùng.
  • Giữ móng tay ngắn. Cắt hoặc dũa móng tay cho trẻ để giữ cho chúng ngắn.
  • Tắm bằng nước ấm, không nóng. Để khô hoặc nhẹ nhàng làm khô da sau đó.
  • Mặc quần áo mềm mại. Không mặc đồ len hay nilon cho trẻ.
  • Cố gắng giữ cho con bạn mát mẻ nhất có thể. Nóng và đổ mồ hôi có thể khiến bé khó chịu hơn.
  • Không tiêm vắc-xin bệnh đậu mùa. Nó không phải là vắc-xin thông thường, nhưng những người bị viêm da dị ứng không nên tiêm vắc-xin đậu mùa.

(HoiBenh chuyển ngữ từ Nationaleczema - Childrensnational - NHS)

Xem thêm:

  • Chàm sữa- viêm da cơ địa bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
  • Những điều cha mẹ cần biết về bệnh chàm sữa ở trẻ