Bệnh chàm bìu có lây không?
Bệnh chàm bìu là bệnh ngoài da phổ biến ở nam giới. Bệnh gây ngứa ngáy, mất tự tin, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, đời sống tình dục vợ chồng. Vậy bệnh chàm bìu có lây không? Hãy cùng HoiBenh tham khảo bài viết sau!
Bệnh chàm bìu có lây không?
Bệnh chàm bìu là bệnh ngoài da phổ biến ở nam giới. Bệnh gây ngứa ngáy, mất tự tin, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, đời sống tình dục vợ chồng. Vậy bệnh chàm bìu có lây không?
Tìm hiểu về bệnh chàm bìu
Chàm bìu hay còn gọi là bệnh chàm sinh dục, một dạng viêm da dị ứng ở bộ phận sinh dục nam giới. Tùy vào nguyên nhân, mức độ bệnh chàm bìu sẽ có những triệu chứng khác nhau. Viêm nhiễm trong thời gian dài, da bìu sẽ giải phóng những hoạt chất trung gian, chất ly giải protein gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Nếu bệnh nhân gãi sẽ làm gia tăng hiện tượng viêm nhiễm, ngứa ngáy, da bị đỏ và dày lên
- Da bìu hoặc xung quanh có hiện tượng ửng đỏ, khô, bong vảy và sần sùi
- Sưng tấy
- Da bìu bị đổi màu do giảm sắc tố
- Xuất hiện các nốt mụn nước hoặc tiết dịch mủ ở da bìu
- Đau nhức
- Lông tại bộ phận sinh dục bị gãy rụng, lỗ chân lông to và sưng đỏ
Bệnh chàm bìu không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nhưng đây là căn bệnh khó nói, khó chữa dứt điểm, bệnh nhân thường ái ngại trong việc chữa trị.
Nguyên nhân gây bệnh chàm bìu
Bệnh chàm bìu rất khó chịu, bệnh nhân ngứa ngáy khi thời tiết nắng nóng, cọ xát với quần áo, da sẽ bị tổn thương. Nguyên nhân là do:
- Do bìu bị nhiễm nấm, vi khuẩn tại vùng bìu
- Cơ địa có sức đề kháng yếu không thể chống lại được vi khuẩn gây bệnh
- Bệnh chàm bìu có thể do di truyền
- Do vệ sinh vùng kín chưa tốt, vi khuẩn, nấm phát sinh gây bệnh
Ngoài ra một số nguyên nhân khiến bệnh nặng hơn là khói bụi, phấn hoa, tâm lý căng thẳng, do thay đổi nhiệt độ đột ngột quá nóng hoặc quá lạnh. Tiếp xúc với một số chất kích ứng như thuốc nhuộm quần áo, dầu mỡ, chất cao su (bao cao su), các loại hóa chất tẩy rửa tắm giặt,...Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng kẽm và riboflavin, phản ứng thuốc.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh chàm bìu?
- Chàm sinh dục là dạng viêm da dị ứng tại vùng sinh dục, thường bị ở bìu. Các nổi mẩn đỏ, ngứa trên nền da ửng đỏ rất có thể người bệnh sẽ nhầm lẫn với các bệnh đường sinh dục khác.
- Nhưng tác nhân gây bệnh chàm bìu không phải do quan hệ tình dục không an toàn như lậu, giang mai. Bệnh chàm bìu là do cơ địa dễ dị ứng, gặp các tác nhân từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể chàm bìu sẽ phát sinh.
- Vì thế chàm bìu thường gặp ở những người dễ bị dị ứng, người thường xuyên làm việc quá lâu trong môi trường hóa chất, độc hại và bụi bẩn ô nhiễm.
- Rất nhiều trường hợp nhầm lẫn chàm bìu với các bệnh ngoài da khác. Vì thế bệnh nhân không được coi thường. Khi thấy phần bìu, vùng bẹn, háng có triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu thì hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh.
- Khi mắc bệnh chàm bìu tuyệt đối không gãi, vì gãi có thể khiến vùng bìu lở loét, da dày sần lên rất khó điều trị.
Bệnh chàm bìu có lây không?
Bị chàm bìu triệu chứng điển hình là sưng tấy, ngứa ngáy, khó chịu, nóng rát ở bộ phận sinh dục. Nổi mụn nước, gãi mụn thường dễ bị vỡ, chảy nước màu vàng. Đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nên nặng hơn, cơn ngứa dữ dội.
Về câu hỏi bệnh chàm bìu có lây không? Bệnh hoàn toàn không lây nhưng các bệnh đường sinh dục khác như các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai. Nhưng trong quá trình điều trị cần phải chú ý phòng tránh bệnh có nguy cơ nặng hơn.
Vì các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện tại bộ phận sinh dục, nếu có hiện tượng bất thường thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không tự ý sử dụng bất cứ phương pháp điều trị nào, cần kiêng cữ để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Chữa bệnh chàm bìu như thế nào?
Chàm bìu là bệnh ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bạn cần phải điều trị càng sớm càng tốt bằng những phương pháp sau:
- Dùng thuốc kháng viêm: Các loại thuốc mỡ có chứa chất kháng viêm sẽ giảm nhanh các triệu chứng bệnh chàm.
- Thuốc kháng histamine: Thuốc histamine được chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc bôi ngoài da, hỗ trợ điều trị bệnh chàm khi bệnh nặng. Khi sử dụng cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Sử dụng cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, tìm hiểu kĩ tránh gây tác dụng phụ hoặc hiện tượng nhờn thuốc.
- Khi sử dụng thuốc tây chữa bệnh chàm bìu sẽ có hiệu quả nhanh, dễ sử dụng. Nhưng kết quả không được lâu dài, bệnh dễ tái phát, dễ nhờn thuốc, dị ứng thuốc.
Chữa bệnh chàm bìu cần lưu ý gì?
Để điều trị bệnh hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc thì bạn cần thực hiện những điều sau
- Không ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng da như thịt bò, hải sản, trứng, sữa, đậu nành.
- Hạn chế nạp vào cơ thể những trái cây có chứa nhiều axit như chanh.
- Kiêng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây
- Trang phục rộng rãi, thoải mái, không dùng quần áo bó sát, chật chội. Nên chọn quần lót có độ co giãn tốt.
- Luôn giữ tâm lí thoải mái, không căng thẳng, mệt mỏi bệnh sẽ trầm trọng hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ “vùng kín”, không sử dụng những sản phẩm có mùi thơm quá nồng.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất, khói bụi và ô nhiễm môi trường.
Chàm bìu là bệnh ngoài da không lây lan từ người này sang người khác, không truyền nhiễm. Nhưng cần phải điều trị triệt để, tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
Xem thêm:
- Bố mẹ nên đưa bé trai đi khám "cậu nhỏ" khi có biểu hiện gì?
- Da bìu màu đỏ và chảy xệ là bệnh gì?
- Nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở nam giới và cách phòng tránh