Bệnh cầu cơ mạch vành là gì? Thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh cầu cơ mạch vành là một bệnh lý tim bẩm sinh hiếm gặp. Bệnh xuất hiện khi có một đoạn động mạch chui sâu vào lớp cơ, thay vì đi lên trên bề mặt tim. Đây là một dị tật về tim rất khó phát hiện, qua thời gian tiến triển có thể gây ra các cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vậy bệnh cầu cơ mạch vành là gì? Thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh cầu cơ mạch vành là gì? Thường gặp ở độ tuổi nào? Bệnh cầu cơ mạch vành là gì? Thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh cầu cơ mạch vành là một bệnh lý tim bẩm sinh hiếm gặp. Bệnh xuất hiện khi có một đoạn động mạch chui sâu vào lớp cơ, thay vì đi lên trên bề mặt tim. Đây là một dị tật về tim rất khó phát hiện, qua thời gian tiến triển có thể gây ra các cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vậy bệnh cầu cơ mạch vành là gì? Thường gặp ở độ tuổi nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin ngay sau đây.

1. Bệnh cầu cơ mạch vành là gì?

  • Khái niệm cầu cơ mạch vành hay còn gọi là cầu cơ tim (myocardial bridging) xuất hiện đầu tiên vào năm 1737 bởi Reyman, nhưng được phân tích sâu sắc và biết đến rộng rãi nhất là bởi Geiringer và cộng sự vào năm 1951, đây là một dạng bệnh lý tim bẩm sinh.
  • Bình thường, hệ động mạch vành của con người sẽ nằm ở trên lớp thượng tâm mạc với vai trò cung cấp máu cho cơ tim. Nhưng khi có một động mạch vành đi xuyên qua lớp cơ tim thì gọi là bệnh lý cầu cơ mạch vành.
  • Trong quá trình tâm thu, tim sẽ co bóp để đẩy máu ra khỏi buồng tim, thì động mạch vành đi xuyên qua lớp cơ tim sẽ bị bóp chặt theo gây tắc nghẽn, nhưng rất may mắn là ở lúc này máu ở các buồng tim đang được tống ra hệ tuần hoàn chứ chưa quay về phân phối cho động mạch vành, nên cầu cơ mạch vành ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện và chưa có các triệu chứng rõ ràng.
  • Khoảng 5% người bình thường gặp phải bệnh lý bẩm sinh này. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp thì cầu cơ là vô hại, không gây ra các triệu chứng lâm sàng hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Mặc dù vậy, vẫn có các trường hợp bệnh có dấu hiệu thiếu máu, nặng hơn có thể bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
vicare.vn-benh-cau-co-mach-vanh-la-gi-thuong-gap-o-do-tuoi-nao-body-1
Bệnh cầu cơ mạch vành là một bệnh lý tim bẩm sinh hiếm gặp

2. Bệnh cầu cơ mạch vành có nguy hiểm không?

  • Bệnh cầu cơ mạch vành là một bệnh lý tim bẩm sinh lành tính.
  • Khoảng 5% người bình thường mắc phải bệnh lý này, nhưng bệnh thường không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng gì trước tuổi 30. Bệnh thường được phát hiện ở độ tuổi trung niên do lúc này, sự giãn nở của cơ tim kém dần đi. Lý do bởi vì lúc này, người bệnh thường mắc kèm các bệnh như: cao huyết áp, bệnh về cơ tim... làm cho cầu cơ bị bó chặt, khó giãn, gây ra tình trạng đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim cục bộ.
  • Theo như Gs. Phạm Gia Khải, thì những người mắc bệnh cầu cơ mạch vành đơn thuần có nguy cơ nhồi máu cơ tim nhưng rất thấp.

3. Bệnh cầu cơ mạch vành thường gặp ở độ tuổi nào?

  • Bệnh cầu cơ mạch vành thường gặp ở độ tuổi từ 40-50, tỉ lệ gặp ở nam nhiều hơn nữ.
  • Tần suất bệnh cao hơn khi gặp ở các bệnh lý phì đại thất trái, đặc biệt là ở bệnh cơ tim phì đại.

4. Triệu chứng của bệnh cầu cơ mạch vành

vicare.vn-benh-cau-co-mach-vanh-la-gi-thuong-gap-o-do-tuoi-nao-body-2

Theo các thống kê, thì có đến 1/3 dân số mắc bệnh cầu cơ mạch vành mà không có triệu chứng lâm sàng, ngay cả trong trường hợp tim không cung cấp đủ oxy cho các cơ quan để vận động, do cơ thể người bệnh đã được thích nghi với tình trạng này trong vòng nhiều năm. Bệnh nhân có thể chỉ cảm thấy khó thở, nặng ngực, tức ngực hoặc thở khó.

Một số trường hợp còn lại thì có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Bệnh nhân luôn cảm thấy tức ngực, nặng ngực hầu như cả ngày. Cơn đau ngực có thể tăng lên theo từng thời điểm khác nhau, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết hoặc gặp căng thẳng.
  • Đau thắt ngực, có cảm giác như có một áp lực đang đè nặng lên ngực, vùng đau có thể lan ra cánh tay trái hoặc hàm, cổ, vai, lưng.
  • Khó thở, thở gấp.
  • Cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

5. Điều trị bệnh cầu cơ mạch vành như thế nào?

Hầu hết các bệnh nhân đều không phải điều trị nếu không có các triệu chứng.

  • Nếu gặp phải các triệu chứng lâm sàng, thì bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc đơn thuần. Các biện pháp khác như: đặt stent, phẫu thuật.. chỉ dành cho một số nhóm bệnh nhân đặc biệt.
  • Chỉ điều trị thuốc cho người bệnh mắc cầu cơ mạch vành chỉ khi có triệu chứng. Các thuốc thường được sử dụng đó là thuốc chẹn kênh canxi như tildiem. Lựa chọn tiếp theo cho bệnh lý này đó là các thuốc chẹn kênh beta như: betaloc, concor, nebilet.
  • Can thiệp động mạch vành: sử dụng phương pháp đặt stent động mạch vành. Tuy nhiên, đặt stent có thể có các biến chứng như: stent bị biến dạng, gãy stent, tái hẹp trong stent và huyết khối trong stent.
  • Phẫu thuật: phẫu thuật trong bệnh cầu cơ mạch vành có thể gây phình vách thất, thủng tim, chảy máu trong mổ. Do đó việc phẫu thuật sẽ được tiến hành theo chỉ định của bác sĩ khi bệnh nhân có các triệu chứng nặng, không đáp ứng các phương pháp điều trị khác.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh cầu cơ mạch vành. Qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức liên quan đến bệnh. Từ đó có các phương pháp lựa chọn điều trị phù hợp để tránh được các nguy cơ bệnh tiến triển xấu cho sức khỏe bản thân.

Xem thêm:

  • Tổng quan về bệnh Tim mạch vành
  • Bệnh mạch vành: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị
  • Hẹp động mạch vành: Bệnh nguy hiểm chớ chủ quan