Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu?

Bạch cầu cấp dòng tủy hay còn được gọi là bệnh ung thư máu. Là căn bệnh ác tính khiến nhiều người không dám nghĩ đến. Mặc dù hiện nay y học tiến bộ nhưng số người mắc bệnh này có hiệu quả điều trị vẫn còn rất thấp. Tuy nhiên bên cạnh đó, người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy vẫn có thể kéo dài sự sống bằng các phương pháp điều trị kết hợp. Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy Đây là lo...

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu? Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu?

Bạch cầu cấp dòng tủy hay còn được gọi là bệnh ung thư máu. Là căn bệnh ác tính khiến nhiều người không dám nghĩ đến. Mặc dù hiện nay y học tiến bộ nhưng số người mắc bệnh này có hiệu quả điều trị vẫn còn rất thấp. Tuy nhiên bên cạnh đó, người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy vẫn có thể kéo dài sự sống bằng các phương pháp điều trị kết hợp.

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Đây là loại bệnh xuất phát từ tủy xương là nơi chế tạo ra các tế bào máu nuôi sống cơ thể con người. Loại bệnh này phát sinh do sự tăng trưởng quá mức của các tế bào non dòng tủy có trong tủy xương, từ đó chúng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào bình thường như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Chính vì thế người mắc căn bệnh này có sức đề kháng của cơ thể kém, thiếu máu, dễ bị chảy máu và bị bầm da.

vicare.vn-phuong-phap-keo-dai-su-song-cho-benh-bach-cau-cap-dong-tuy

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sống được bao lâu?

Tùy thuộc người mắc bệnh gặp phải loại ung thư nào, tuổi tác, sức khỏe... ra sao mà sự sống có thể kéo dài tùy vào từng trường hợp:

1. Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính

Những người được chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể sống trung bình là khoảng 8 năm; người được chẩn đoán ở giai đoạn giữa, có thời gian sống trung bình là 5,5 năm. Còn ở giai đoạn cuối, thời gian sống chỉ còn khoảng gần 4 năm.

2. Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính

Đây là loại phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở người trưởng thành. Nếu phát hiện sớm, thống kê cho thấy 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 5 năm. Tuy nhiên, người lớn tuổi mắc bệnh này thường có tiên lượng khá kém.

3. Bệnh bạch cầu lympho mạn tính

Nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B, bệnh nhân có thể sống từ 10-20 năm. Tuy nhiên, những người có bệnh bạch cầu lympho mãn tính tế bào T có tuổi thọ rất thấp.

4. Bệnh bạch cầu lympho cấp tính

Những người mắc loại bệnh bạch cầu này trung bình chỉ sống được 4 tháng. Tuy nhiên, khoảng 80% trẻ em bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính có thể điều trị khỏi. Người lớn chỉ có 40% cơ hội chữa khỏi bệnh, và điều này phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn tiến triển của bệnh.

Kéo dài sự sống đối với người bị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Căn bệnh này thường xảy ra ở người lớn tuổi, với nền y học hiện nay thì có 3 phương pháp được các y bác sỹ sử dụng rất phổ biến bao gồm: điều trị và hỗ trợ chăm sóc nhẹ, điều trị theo phương pháp hóa trị liệu thấp và phương pháp hóa trị liệu liều chuẩn.

Khi lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị ung thư máu phải căn cứ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể bệnh, tình trạng thể lực, đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân, nguyện vọng của người bệnh hoặc là năng lực chăm sóc của cơ sở y tế và người nhà của bệnh nhân...

1. Điều trị hỗ trợ

Các y bác sỹ sẽ theo dõi chặt chẽ những biểu hiện và diễn biến của bệnh nhân kết hợp với các phương pháp chăm sóc và điều trị các triệu chứng về bệnh như giảm tiểu cầu hoặc là giảm bạch cầu hạt... Cũng có thể sử dụng đơn hóa trị liệu trong quá trình điều trị. Với phương pháp này chúng ta thường sử dụng cho những bệnh nhân có bệnh tiến triển chậm, còn đối với những bệnh nhân quá yếu thì chúng ta có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

vicare.vn-phuong-phap-keo-dai-su-song-cho-benh-bach-cau-cap-dong-tuy

2. Điều tri hóa trị liệu liều thấp

Mục đích chính của phương pháp này đó chính là kéo dài sự sống cho người bệnh. Khi sử dụng phương pháp này trong điều trị thường sử dụng với các hóa chất đường uống để có thể tự điều trị tại nhà.

3. Hóa trị liệu liều chuẩn

Với phương pháp điều trị bệnh này ở người lớn tuổi sẽ đem lại hiệu quả tương đương so với những người mắc bệnh khi còn trẻ, nhưng nó cũng gây ra đáng kể các độc tính ở trong và ngoài vùng tủy xương.

>>> Xem thêm: Bệnh bạch cầu cấp có di truyền không?

{lang: 'vi'}