Bệnh bạch cầu cấp có di truyền không?
các trường hợp cho thấy rằng bệnh bạch cầu không di truyền. Tuy nhiên trong điều kiện nào đó cũng có thể làm tăng nguy cơ trở thành bệnh bạch cầu.
Bệnh bạch cầu cấp có di truyền không?
Bệnh bạch cầu cấp là căn bệnh tăng sinh ác tính do các tế bào máu chưa biệt hóa hoặc đã biệt hóa một phần hình thành nên các tế nào non đầu dòng của bạch cầu. Căn bệnh này căn bệnh ác tính và khá phổ biến ở trẻ em, và nó cũng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào tuy nhiên thường gặp nhất là ở trẻ có độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh bạch cầu
Hiện nay nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này vẫn đang là một ẩn số và đang được điều tra. Tuy nhiên có một số yếu tố được xem là tiền đề của nguy cơ gây ra bệnh bạch cầu cấp:
+ Virus gây bệnh: có 2 loại virus được xem là liên quan tới bạch cầu đó chính là virus HTLV và virus Epstein- barr
+ Yếu tố ngoại sinh: các yếu tố như tia xạ, hóa chất benzene hoặc một số chất kháng u khác.
+ Yếu tố nội sinh, hoặc do di truyền: một số căn bệnh khi mắc phải có thể bị biến đổi nhiễm sắc thể như bị hội chứng down hoặc do thiếu máu, anh em sinh đôi cùng trứng có thể bị bạch cầu cấp... Ngoài ra những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp cũng có chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Phân loại của bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu cấp được phân loại dựa vào nguồn gốc của tế bào nên phân thành hai loại đó là bệnh bạch cầu cấp dòng lympho và bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho thường xảy ra ở trẻ em (khoảng 70 đến 80%), còn bệnh bạch cầu cấp dòng tủy thường xảy ra ở người lớn tuổi. Ở mỗi loại bạch cầu cấp không có sự tăng sinh ác tính đồng nhất nên nó còn được phân ra thành nhiều phân nhóm khác nhau.
Các triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp
+ Triệu chứng lâm sàng: Đối với những người có triệu chứng này thì bệnh sẽ phát từ từ bắt đầu từ triệu chứng mệt mỏi, kém chơi đùa, mệt thất thường, da xanh dần và sau khoảng từ ba tuần đến vài tháng thì các triệu chứng mới thật sự rõ ràng.
+ Lấn át tủy: Là triệu chứng do hậu quả của sự quá sản trong dòng nguyên bạch cầu làm lấn át đi sự sinh sản bình thường trong tủy nên bệnh nhân thường có các biểu hiện: thiếu máu, xuất huyết, sốt, nhiễm khuẩn hoặc viêm loét ở họng...
Bệnh bạch cầu cấp có di truyền?
Thông thường trong các trường hợp thì hầu hết thấy rằng bệnh bạch cầu không di truyền. Tuy nhiên vẫn có một số đột biến di truyền nhất định và trong điều kiện nào đó cũng có thể làm tăng nguy cơ trở thành bệnh bạch cầu.
Trong đó đáng chú ý là đột biến di truyền có tên TP53, những người mắc hội chứng này sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và các loại ung thư khác cao hơn người bình thường. Những điều kiện di truyền khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu bao gồm: hội chứng Down, hội chứng Noonan, u sợi thần kinh loại 1... Nhưng cũng có nhiều người có các yếu tố nguy cơ nhưng không phát triển bệnh, và ngược lại bệnh bạch cầu cũng có thể xuất hiện ở người không có nguy cơ.
>>> Xem thêm: Bệnh bạch cầu cấp có chữa được không?
{lang: 'vi'}