Bệnh bạch cầu cấp có chữa được không?

Bệnh bạch cầu cấp có chữa được không? là thắc mắc của không ít người. Vậy bệnh bạch cầu cấp được điều trị như thế nào? có chữa được không?

Bệnh bạch cầu cấp có chữa được không? Bệnh bạch cầu cấp có chữa được không?

Bệnh bạch cầu cấp có chữa được không? Phương pháp điều trị của bệnh như thế nào?... là một số thắc mắc thường gặp về bệnh bạch cầu cấp. Cùng tham khảo một số thông tin dưới đây để hiểu thêm về căn bệnh này.

vicare.vn-benh-bach-cau-cap-co-chua-duoc-khong-1

Ung thư máu (Bệnh bạch cầu) là gì?

Căn bệnh này là hiện tượng tế bào bạch cầu trong trong cơ thể người tăng đột biến. Do đó, bệnh còn có tên là bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng).

Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khi, loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ phát triển lấn át các loại tế bào máu khác như hồng cầu, tiểu cầu. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu).

Bệnh bạch cầu được chia thành các nhóm khác nhau theo sự tiến triển của bệnh:

Bệnh bạch cầu mãn: Là thể bệnh có tiến triển chậm, có thể kéo dài nhiều năm. Lúc đầu bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì. Bệnh thường được phát hiện qua khám định kỳ trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện. Dần dần, các tế bào bạch cầu ác tính tăng sinh trong máu, các triệu chứng xuất hiện như: nổi hạch hay nhiễm khuẩn. Lúc đầu các triệu chứng còn ở thể nhẹ, sau đó trở nên nặng hơn.

Bệnh bạch cầu cấp: Là thể bệnh ác tính hơn, tiến triển nhanh. Ngay khi bệnh bắt đầu, tế bào bệnh bạch cầu non chưa trưởng thành không thể thực hiện được vai trò của tế bào bình thường, nhưng số lượng tăng rất nhanh.

Còn có cách phân loại bệnh bạch cầu dựa theo dòng tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng: các tế bào dòng tủy hoặc dòng lympho và tiến triển của mỗi dòng đó:

Bệnh bạch cầu lymphô mãn tính (CLL)

Bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML)

Bệnh bạch cầu lymphô cấp tính (ALL)

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML)

Bệnh bạch cầu tế bào tóc.

vicare.vn-benh-bach-cau-cap-co-chua-duoc-khong-2

Có thể hiểu chi tiết hơn như sau: Bệnh bạch cầu cấp tính xảy ra khi các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành phát triển và phân chia không kiểm soát, nhưng không bao giờ phát triển thành các tế bào bình thường. Các tế bào bạch cầu này không thể thực hiện chức năng thông thường của các tế bào máu trắng, chúng cũng lấn vào các tế bào máu trắng bình thường, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Triệu trứng bạch cầu cấp

Triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp có thể bao gồm: Sốt, mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, da xanh xao, đau xương, chảy máu cam và chảy máu nướu răng.

Bệnh bạch cầu cấp chia làm 3 loại chính: Bạch cầu cấp dòng lympho, Bạch cầu cấp dòng tủy, Bạch cầu cấp khác: ít gặp, gồm bạch cầu cấp hỗn hợp (biphenotype), bạch cầu cấp khó xác định dòng.

Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu

Với mỗi loại bệnh bạch cầu sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị cho bệnh bạch cầu cấp là:

Hóa trị, xạ trị

Cấy ghép tế bào gốc hoặc ghép tủy xương.

Điều trị giảm nhẹ, giúp giảm đau và ngăn chặn sự lây lan của ung thư. Điều trị có thể bao gồm xạ trị, hóa trị và các loại thuốc khác.

Phương pháp điều trị chính hiện nay là hóa trị, các phương pháp như cấy ghép tế bào gốc đôi khi không cần thiết và tốn kém. Tại Việt Nam chưa áp dụng phương pháp điều trị này.

Tiên lượng bệnh cho bệnh nhân ung thư bạch cầu cấp sống 5 năm là 22%, tỷ lệ sống trung bình là 1 năm. Những bệnh nhân trẻ có khả năng điều trị lui bệnh từ 65 – 80%, người trên 60 tuổi chỉ còn 30 – 50% cơ hội.

>>> Xem thêm: Bệnh bạch cầu cấp có di truyền không?