Bệnh bạch cầu cao có điều trị được không?

Bệnh bạch cầu cao là bệnh xảy ra với sự gia tăng nhanh chóng số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Bệnh bạch cầu gây nhiều rối loạn với cơ thể người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Vậy phát hiện bệnh như thế nào và bệnh bạch cầu cao có điều trị được không?

Bệnh bạch cầu cao có điều trị được không? Bệnh bạch cầu cao có điều trị được không?

Bệnh bệnh cầu cao là bệnh gì?

Trong hệ tuần hoàn máu của người khỏe mạnh có 3 dòng tế bào máu là tế bào hồng cầu , tế bào bạch cầu và tế bào tiểu cầu. Mỗi loại tế bào đảm nhiệm một chức năng riêng biệt. Chúng được điều hòa cân bằng bởi sự sản sinh và biệt hóa từ tủy xương. Khi có sự mất cân bằng của 3 loại tế bào này, hay có sự bất thường trong sản sinh và biệt hóa tế bào từ tủy xương đều gây nên các triệu chứng bệnh.

Bạch bệnh cầu cao xảy ra khi số lượng các tế bào bạch cầu tăng cao và vượt trội về số lượng so với 2 dòng tế bào còn lại. Bên cạnh đó sự sản sinh của tủy xương đưa vào máu nhiều tế bào bạch cầu non - tế bào bạch cầu non này chưa đảm nhiệm được chức năng của tế bào bạch cầu trưởng thành. VÌ vậy nhiều triệu chứng của bệnh nhân xuất hiện do sự rối loạn này.

Trong các bệnh lí nhiễm trùng, số lượng tế bào cũng tăng cao do đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể . Những tế bào bạch cầu trưởng thành có chức năng miễn dịch, chống lại các tác nhân vi khuan, virus , tạo sức đề kháng cho cơ thể. Khi có nhiễm trùng thì sự gia tăng số lượng tế bào bạch cầu là hoàn toàn bình thường. Sau khi hết nhiễm trùng thì số lượng tế bào bạch cầu lại trở về bình thường. Đây không phải là bệnh bạch cầu cao.

vicare.vn-benh-bach-cau-cao-co-dieu-tri-duoc-khong-body-1

Triệu chứng của bệnh bạch cầu cao

Bệnh bạch cầu cao gây nên các rối loạn trong số lượng và chất lượng tế bào máu. Những triệu chứng của bệnh bạch cầu cao do sự rối loạn các dòng tế bào máu này.

  • Mệt mỏi: đây là triệu chứng phổ biến trong bệnh bạch cầu. Bệnh nhân thường chỉ cảm thấy mệt mỏi mơ hồ và đi khám phát hiện ra bệnh. Sự rối loạn các dòng tế bào máu, đặc biệt khi tế bào bạch cầu non sản sinh nhiều lấn át dòng tế bào hồng cầu, bệnh nhân thấy mệt mỏi, xanh xao do không đủ hồng cầu đi nuôi các cơ quan. Tuy nhiên triệu chứng này dễ bị bỏ qua do mệt mỏi mơ hồ thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng mệt mỏi khác.
  • Da xanh tái: hemoglobin trong tế bào hồng cầu có vai trò vận chuyển oxy đến mô và tế bào để nuôi dưỡng tế bào tại các cơ quan đó. Trong bệnh bạch cầu, tế bào hồng cầu bị giảm nên không đủ để nuôi dưỡng các cơ quan. Người bệnh sẽ có những triệu chứng của thiếu máu như da xanh xao, đầu móng tay không hồng hào, niêm mạc nhợt ... Đôi khi bệnh nhân nặng có thể gặp khó thở do sự thiếu cung cấp oxy , cần thở oxy hỗ trợ.
  • Nốt bầm tím, chảy máu bất thường: do sự giảm dòng tế bào tiểu cầu- dòng tế bào chịu trách nhiệm trong quá trình đông máu. Khi số lượng tế bào tiểu cầu giảm thì người bệnh gặp các triệu chứng của máu khó cầm sau khi bị chảy máu. Máu bị chảy máu tự nhiên như chảy máu chân răng, chảy máu mũi tự phát hoặc sau những va chạm nhẹ kể cả như sau đánh răng. Đặc biệt bị bầm tím lâu hồi phục, các vết xuất huyết xuất hiện nhiều trên da, bầm tím vùng cơ chậm hết.
  • Sốt, đổ mồ hôi về đêm: đây là những triệu chứng phổ biến của các bệnh lí ác tính. Sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ bệnh. Các rối loạn trong cơ thể gây nên nhiều mệt mỏi cho bệnh nhân.
  • Đau nhức xương : tủy xương là cơ quan sản sinh ra dòng tế bào máu. Khi có sự rối loạn sản sinh các dòng tế bào này làm tủy xương cũng bị rối loạn. Sự rối loạn này gây nên đau nhức xương, đặc biệt vùng tủy xương.
  • Nổi hạch: hạch là phản ứng tự nhiên của cơ thể với các tác nhân lạ. Trong bệnh bạch cầu cao, hạch xuất hiện nhiều. Có những bệnh nhân xuất hiện hạch vùng cổ, vùng nách, có những bệnh nhân giai đoạn muộn xuất hiện hạch toàn thân
vicare.vn-benh-bach-cau-cao-co-dieu-tri-duoc-khong-body-2

Chẩn đoán bệnh bạch cầu cao

Khi có các dấu hiệu của bệnh thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được làm xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chính xác.

  • Xét nghiệm máu : là xét nghiệm các dòng tế bào và số lượng các tế bào trong máu của bạn. Đây là xét nghiệm cơ bản đánh giá sơ bộ sự bất thường tế bào máu. Những người mắc bệnh bạch cầu cao thường có số lượng tế bào bạch cầu tăng rất cao, tế bào hồng cầu giảm và tế bào tiểu cầu giảm.
  • Sinh thiết tủy xương : là xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Tủy xương của bạn được lấy ra nhờ một kim dài được đưa vào lấy tủy xương ra để xét nghiệm. Sự rối loạn sinh tủy được phát hiện ra và đây là nguyên nhân gây ra rối loạn các dòng tế bào máu .
  • Các xét nghiệm cần thiết khác : các xét nghiệm cần thiết khác được chỉ định tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh của bạn. Hãy luôn nhớ cần đến thăm khám bác sĩ dù có những triệu chứng đơn giản nhất như chỉ là mệt mỏi.

Điều trị bệnh bạch cầu cao

Bệnh bạch cầu cao là sự tăng sinh ác tính của một dòng tế bào nên việc điều trị là ngăn chặn sự phát triển quá nhanh của dòng tế bào này. Việc này giúp các dòng tế bào khác được biệt hóa và trưởng thành để thực hiện được chức năng của chúng.

  • Hóa trị: là phương pháp dùng hóa chất đưa vào cơ thể để ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào bạch cầu. Hóa chất được dùng qua đường máu hoặc tiêm trực tiếp vào tủy sống. Phác đồ thuốc và liều lượng thuốc tùy thuộc từng bệnh nhân. Có những bệnh nhân chỉ cần dùng đơn thuần một thuốc. Một số bệnh nhân cần sử dụng kết hợp hai hoặc hơn hai loại hóa chất để có tác dụng điều trị.
vicare.vn-benh-bach-cau-cao-co-dieu-tri-duoc-khong-body-3
  • Xạ trị: là phương pháp tiêu diệt tế bào bạch cầu tại một vùng khu trú của cơ thể. Phương pháp này được sử dụng với những vùng có bạch cầu non tập trung nhiều.
  • Ghép tủy xương: bệnh có nguyên nhân do sự rối loạn các dòng tế bào sinh ra ở tủy xương. Nên việc phục hồi chức năng bình thường của tủy xương là một giải pháp để điều trị bệnh. Ghép tủy tự thân hoặc tủy được lấy từ người thân trong gia đình là một phương pháp đã được áp dụng hiện nay trong điều trị bệnh bạch cầu cao.

Bên cạnh các phương pháp điều trị thì việc duy trì một lối sống khoa học, giữ tinh thần thoải mái, tập thể dục thể thao, dinh dưỡng đầy đủ lành mạnh ... là những biện pháp giúp nâng cao sức khỏe người bệnh.

Xem thêm:

  • Bạch cầu tăng cao có phải là dấu hiệu của bệnh?
  • Bạch cầu cao ở phụ nữ mang thai
  • Bạch cầu cao có nguy hiểm không?