Bệnh Alzheimer và Mất trí nhớ có sự khác nhau như thế nào?

Demetia (mất trí nhớ hay sa sút trí tuệ) và bệnh Alzheimer có rất nhiều triệu chứng giống nhau, nhưng chúng lại có tên gọi khác nhau cho cùng một hoàn cảnh. Dưới đây là một số điều cần biết để bạn có thể tránh được những sai lầm thường thấy này. Mất trí nhớ là một hội chứng hoặc một nhóm các triệu chứng mà luôn xuât hiện cùng nhau, nó cũng không phải là một căn bệnh cụ thể. ...

Bệnh Alzheimer và Mất trí nhớ có sự khác nhau như thế nào? Bệnh Alzheimer và Mất trí nhớ có sự khác nhau như thế nào?

Demetia (mất trí nhớ hay sa sút trí tuệ) và bệnh Alzheimer có rất nhiều triệu chứng giống nhau, nhưng chúng lại có tên gọi khác nhau cho cùng một hoàn cảnh. Dưới đây là một số điều cần biết để bạn có thể tránh được những sai lầm thường thấy này. Mất trí nhớ là một hội chứng hoặc một nhóm các triệu chứng mà luôn xuât hiện cùng nhau, nó cũng không phải là một căn bệnh cụ thể. Thuật ngữ " Demetia" được sử dụng để mô tả một tập hợp các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm việc mất trí nhớ, khó khăn trong việc tư duy và giải quyết vấn đề, hay gặp trở ngại trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Demetia bị gây ra do các tế bào trong não bộ bị tổn thương, còn Alzheimer là bệnh mà nó phá hủy các tế bào trong não bộ, và được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh mất trí nhớ - Demetia.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo báo cáo của trang Alzheimer, có đến 50-70% các trường hợp bị mất trí nhớ bị có nguồn gốc sâu xa là do bệnh Alzheimer mang lại. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể gây ra chứng mất trí, chẳng hạn như bệnh Parkinson và Creutzfeldt- Jakob. Ngoài ra , mất trí nhớ còn thường được xem với những tên gọi như " lão suy" hay " mất trí nhớ do tuổi già". Trong đó , nó phản ánh một quan điểm đã được truyền bá rộng rãi nhưng không hề đúng, rằng sự suy sụp tinh thần như là một phần tất yếu và hiển nhiên của quá trình lão hóa.

Theo báo cáo của hiệp hội nghiên cứu bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ có rất nhiều biểu hiện khác nhau, bao gồm các triệu chứng như gặp khó khăn trong việc nhớ lại các ký ức, với các vấn đề về giao tiếp và ngôn ngữ, mất khả năng tập trung và sự chú ý, hay với tư duy lý luận, phán đoán và các nhận thức trực quan. Song, mỗi một triệu chứng sa sút trí tuệ như vậy có có liên quan đến mỗi một loại tổn thương não bộ khác nhau.

Bệnh Parkinson cũng có thể gây ra chứng mất trí nhớ. (Ảnh minh họa)
Bệnh Parkinson cũng có thể gây ra chứng mất trí nhớ. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, theo công bố của hiệp hội nghiên cứu bệnh Alzheimer.

ước tính có khoảng 10% số người bị mắc bệnh mất trí nhớ xuất hiện từ 2 loại biểu hiện trở lên cùng một lúc, phổ biến nhất là việc kết hợp giữa bệnh Alzheimer với tai biến mạch máu não.

Theo báo cáo của Hiệp hội Alzheimer, bệnh Alzheimer là một loại điển hình của bệnh mất trí nhớ, được gây ra khi mức độ protein nhất định bên trong và ngoài tế bào não bộ cao, làm cho các tế bào não yếu đi và khó khăn trong quá trình kết nối với nhau để hoạt động. Điều này dẫn đến sự biến mất những liên kết của các tế bào thần kinh, dẫn đến sự chết di của chúng và biến mất của các mô não.

Đây được xem là sự khác biệt lớn giữa bệnh Alzheimer và hội chứng mất trí nhớ, khi một người được chuẩn đoán mất trí nhớ bởi dựa vào những triệu chứng mà họ mắc phải mà không biết những gì đằng sau những triệu chứng ấy. Ngoài ra, bệnh Alzheimer là không thể đảo lộn, trong khi đó một số loại mất trí nhớ khác có thể phục hồi được khi chúng bị gây ra bởi các vấn đề về dinh dưỡng hay do tác dụng phụ của thuốc.

Theo: www.medicaldaily.com