Bé thở khò khè nhưng không ho có cần đi gặp bác sĩ hay không?

Hiện tượng thở khò khè rất dễ gặp ở trẻ, có nhiều nguyên nhân khiến bé thở khò khè nhưng không ho, xuất phát chủ yếu từ chính hệ hô hấp. Vậy phải làm gì khi bé thở khò khè nhưng không ho, có cần đi gặp bác sĩ hay không? Để không lúng túng trước những trường hợp này, bố mẹ cần chuẩn bị những kiến thức cần thiết thông qua bài viết dưới đây.

Bé thở khò khè nhưng không ho có cần đi gặp bác sĩ hay không? Bé thở khò khè nhưng không ho có cần đi gặp bác sĩ hay không?

Hiện tượng khò khè ở trẻ là gì?

Khò khè ở trẻ là một trong những triệu chứng liên quan đến các vấn đề về đường hô hấp. Tình trạng khò khè chính là tiếng phát ra khi đường hô hấp dưới khi bị chít hẹp. Khi áp sát tai gần miệng trẻ mẹ nghe thấy tiếng con thở bất thường, gần giống như tiếng ngáy, đó chính là biểu hiện của thở khò khè. m thanh phát ra khi trẻ thở khò khè có thể được nghe rõ từ xa khi bé cố gắng thở mạnh. Có nhiều bậc cha mẹ thường hay nhầm lẫn triệu chứng khò khè ở trẻ nhỏ với các bệnh ở đường hô hấp trên như nghẹt mũi, thở rít. Bên cạnh đó bé chỉ thở khò khè nhưng không ho gì kèm theo cũng dễ khiến nhiều mẹ chủ quan và không điều trị kịp thời cho bé.

vicare.vn-be-tho-kho-khe-nhung-khong-ho-co-can-di-gap-bac-si-hay-khong1

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ thở khò khè

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé thở khò khè nhưng không ho như:

  • Trẻ bị hen suyễn: khi trẻ bị hen suyễn sẽ rất hay thở khò khè khi ngủ, cơn khò khè cũng thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé tiếp xúc với khói và các tác nhân gây kích ứng.
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, trào ngược dạ dày. Những dịch trào ngược này có thể chảy vào đường hô hấp, gây ra tình trạng trẻ sơ sinh khò khè.
  • Trẻ dưới 1 tuổi, tình trạng thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn.
  • Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò khè sau sinh, bú kém, da nhợt nhạt, tím tái.
  • Thời tiết trở lạnh hoặc hanh khô dễ khiến bé bị nghẹt mũi lúc này bé phải gồng người để thở, áp sát vào tai mẹ sẽ thấy bé thở khò khè rất rõ.

vicare.vn-be-tho-kho-khe-nhung-khong-ho-co-can-di-gap-bac-si-hay-khong3

Biểu hiện khi trẻ thở khò khè

Không phải lúc nào mẹ cũng có thể biết được khi nào bé thở khò khè để có thể điều trị kịp thời và dứt điểm. Để phát hiện bệnh mẹ cần lưu ý đến những dấu hiệu nhận biết sau:

  • Trong các trường hợp nhẹ, mẹ áp tai vào mũi của bé để nghe tiếng thở khò khè hoặc áp vào lưng để nghe bé thở. Khi bé bị khò khè thì âm thanh phát ra thường trầm và tương đối đều khi bé thở ra hay hít vào, tuy nhiên sẽ nghe rõ hơn ở khi bé thở ra
  • Với tiếng thở rít thì đây là dấu hiệu của những tổn thương ở phía trên thanh quản, âm thanh phát ra thường cao và thô, sẽ nghe rõ hơn khi bé hít vào
  • Trong một số trường hợp buộc phải dùng đến ống nghe chuyên dụng và nghe thật kỹ mới có thể phát hiện được
  • Trường hợp bé bị nặng mẹ có thể nghe tiếng khò khè khi bé thở từ xa

Trẻ thở khò khè khi nào cần đưa đi gặp bác sĩ?

Khi bé bị thở khò khè ở mức độ nhẹ thì mẹ không cần lo lắng. Nguyên nhân có thể do thay đổi thời tiết khiến bé bị tắc mũi. Bé chưa biết thở bằng miệng và chỉ thở bằng mũi cũng gây khò khè. Lúc này, mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ tốt khi trời lạnh và làm sạch hốc mũi của trẻ là được. Ngoài ra, nếu bé thở khò khè nhưng không ho, không khó thở, không sốt, ăn uống và tăng cân bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Triệu chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, lứa tuổi có bộ phận phế quản còn nhỏ và dễ co thắt lại, viêm nhiễm tiết dịch và tới 30 - 40% trẻ bú có triệu chứng thở khò khè.

vicare.vn-be-tho-kho-khe-nhung-khong-ho-co-can-di-gap-bac-si-hay-khong4

Riêng với những trường hợp trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, thở khò khè kéo dài và dai dẳng từ 3 - 4 tuần mà không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, đột ngột khó thở thì cần đưa trẻ đi khám gấp nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Hoặc trẻ thở khò khè tím tái người, bứt rứt, ngủ li bì và thường xuyên khò khè tái phát... Với những trường hợp này tốt nhất mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ sớm, vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp một số bệnh nguy hiểm.

Phòng ngừa hiện tượng thở khò khè ở trẻ

Để hạn chế và phòng ngừa tình trạng thở khò khè ở trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Giữ ấm cho trẻ kể cả khi ở trong nhà lúc ngủ hoặc khi ra ngoài.
  • Cho trẻ uống nhiều nước nhằm giữ đồ ẩm cần thiết cho đường hô hấp.
  • Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ thay vì dùng sữa công thức, vì trong sữa mẹ nhiều kháng thể và nhiều thành phần có lợi giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất và các vitamin giúp trẻ khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
  • Đối với trẻ được chẩn đoán suyễn, cần phải tái khám thường xuyên để bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc ngừa cơn hen phế quản cho trẻ.

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng bé thở khò khè nhưng không ho, hi vọng qua những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng này. Từ đó biết cách phòng ngừa và điều trị cho bé hiệu quả hơn.

Xem thêm :

  • Trẻ sơ sinh thở khò khè có nguy hiểm không?
  • Trẻ sơ sinh thở khò khè là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Mẹ nên làm gì khi bé bị ọc sữa và thở khò khè