Bé sơ sinh hay bị nhiệt miệng phải làm sao?

Nhiệt miệng là vấn đề mà nhiều người mắc phải, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng sẽ bị nhất. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nó lại mang tới cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Vậy làm thế nào khi trẻ sơ sinh nhiệt miệng?

Bé sơ sinh hay bị nhiệt miệng phải làm sao? Bé sơ sinh hay bị nhiệt miệng phải làm sao?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiệt miệng

Trẻ sơ sinh nhiệt miệng thường hay quấy khóc, không ăn và nước miếng chảy dãi. Do đó mà trẻ dễ bị sụt cân, trường hợp nặng có thể bị nổi hạch dẫn tới sốt cao, miệng xuất hiện nhiều vết loét và tấy đỏ.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Trẻ bị nhiệt miệng bởi nhiều những nguyên nhân khác nhau:

  • Do bị tổn thương niêm mạc, khi bé cắn hoặc có tác động nhẹ nào đó vào thành miệng sẽ khiến cho bé bị nhiệt miệng.

  • Chức năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm

  • Trẻ sơ sinh bị ứng với thuốc, thức ăn, thực phẩm, hay mẹ cho bé bú sữa ngoài khi còn nóng.

  • Bé bị rối loạn nội tiết bên trong hoặc do virus tấn công.

vicare.vn-be-so-sinh-hay-bi-nhiet-mieng-phai-lam-sao-body-1

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh nhiệt miệng có nhiều nguyên nhân dẫn tới. Để đề phòng cha mẹ nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như vitamin A, B2, C, kẽm, protein... Các loại trái cây như chanh, cam, chanh, cùi dừa đều giúp giải nhiệt cho trẻ, đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh.

- Để chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên cho bé ăn uống thật khoa hoặc cùng chế độ sinh hoạt hợp lý, giúp cung cấp đủ dưỡng chất.

- Cho bé ăn uống các thực phẩm mát, với tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đặc biệt là trong ngày hè nóng bức, bạn có thể pha chế một số loại nước như: Nước lá rau ngót, nước khế chua, nước cỏ mực,... để bé uống hoặc ngậm.

- Hơn nữa để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh nhiệt miệng bạn có thể giã củ cải trắng và vắt lấy nước cho bé súc miệng. Với các bé được 2 tuổi trở lên mẹ nên hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng hợp lý và chọn màn chải mềm. Đặc biệt không để bé cho tay vào miệng hoặc ngậm vật sắc nhọn.

- Các chị em cũng có thể giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh nhiệt miệng bằng cách, lấy mật ong nguyên chất bôi lên vùng bị lở loét giúp chống viêm và làm lành vết thương nhanh chóng. Mật ong rất tốt bởi bên trong nó có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn tự nhiên, ức chế và tiêu diệt hầu hết các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh và vị ngọt khiến trẻ thích. Tuy nhiên không dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
vicare.vn-be-so-sinh-hay-bi-nhiet-mieng-phai-lam-sao-body-2

- Cho bé súc miệng cùng với nước muối pha loãng 4 lần/ngày. Nếu bé còn quá nhỏ, các mẹ hãy dùng miếng gạc hay khăn mềm nhúng nước muối lau miệng mỗi ngày giúp vết thương nhanh lành, không bị viêm nhiễm.

- Cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho thức ăn của trẻ giúp tránh sự mệt mỏi và sụt cân. Nếu bé lớn đã ăn thì hãy cho trẻ ăn các thức ăn lỏng.

- Tránh việc sử dụng những thực phẩm cay, nóng.

- Khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng các mẹ không tự ý cho bé uống thuốc hoặc bôi gel khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là một số biện pháp mà cha mẹ nên thực hiện khi trẻ sơ sinh nhiệt miệng. Nếu thấy các biểu hiện như trẻ đau bụng, sụt cân nhanh, sốt cao bất thường, có phân lẫn máu hoặc chất nhầy,... hãy đưa con tới gặp bác sĩ.

Xem thêm:

  • Giải pháp nào để mùa hè ăn hoa quả không bị nhiệt miệng, nóng gan
  • Bạn đã biết chữa nhiệt miệng bằng các thực phẩm thiên nhiên này chưa?