Bé không tăng cân khi ăn dặm phải làm sao?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thông thường bé không tăng cân khi ăn dặm thường 2 lí do chính là bữa ăn không đủ đạm, các chất béo tốt và ăn thường không đủ lượng sữa. Vì vậy để khắc phục tình trạng không tăng cân ở trẻ mẹ phải tìm ra nguyên nhân từ trong bữa ăn dặm và khắc phục nó. Để con tăng cân trở lại mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây.
Bé không tăng cân khi ăn dặm phải làm sao?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thông thường bé không tăng cân khi ăn dặm thường 2 lí do chính là bữa ăn không đủ đạm, các chất béo tốt và ăn thường không đủ lượng sữa. Vì vậy để khắc phục tình trạng không tăng cân ở trẻ mẹ phải tìm ra nguyên nhân từ trong bữa ăn dặm và khắc phục nó. Để con tăng cân trở lại mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây.
1. Lượng thức ăn trong mỗi thực đơn ăn dặm cho bé là bao nhiêu?
Mẹ cần nhớ rằng trong những ngày đầu tập ăn dặm mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng ít để bé làm quen, mẹ có thể tính bằng thìa khoảng từ 2-3 thìa, tương đương với khoảng 5ml. Và sẽ tăng dần, tăng dần lên 10-15-20-30-40ml tùy theo sự hào hứng ăn và thời gian khi trẻ đã thích ứng.
Mẹ cần phải kiên trì khi cho bé ăn, không được cho con ăn một cách vội vã hay nôn nóng, bé ở giai đoạn 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ có mục đích giúp con làm quen với các bữa ăn, thức ăn, mùi vị của thức ăn và bổ sung thêm một ít chất dinh dưỡng cho trẻ. Vì vậy ngoài bữa ăn dặm mẹ vẫn phải cho con ăn sữa công thức hoặc là bú sữa mẹ như bình thường. Không nên cắt giảm bữa ăn của con để khiến trẻ sụt cân hoặc không tăng cân nữa.2. Một số lưu ý chung cho bé ăn dặm không tăng cân cần lưu ý
Cho con bú sữa mẹ/hoặc là ăn sữa ngoài: tùy thuộc vào nhu cầu của bé trung bình là từ 4-6 tiếng một lần
Lượng thức ăn dặm cho con: 1 bữa/ngày, tăng dần theo nhu cầu của con
Dạng thực phẩm: lỏng hoặc là được nghiền nhuyễn
Thứ tự các nhóm thực phẩm cho bé tập ăn:
Nhóm 1: ngũ cốc như cháo trắng nghiền nhỏ
Nhóm 2: rau, quả nghiền thật nhỏ, rây kĩ
Nhóm 3: cá, thịt, tôm, trứng, đậu phụ cũng được nghiền nhuyễn, xay nhỏ.
Luôn đảm bảo cung cấp đủ cho trẻ 4 nhóm dinh dưỡng giúp bé tăng cân đều và tự nhiên như:
Nhóm đường bột: gồm gạo, bánh mỳ, khoai tây, khoai lang.
Nhóm đạm: gồm lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua không đường.
Nhóm chất béo: gồm các loại hạt, dầu thực vật, mỡ động vật, sữa, các chế phẩm từ sữa.
Nhóm vitamin và khoáng chất: gồm các loại rau lá xanh( các loại rau có màu lá càng sậm càng nhiều vitamin), củ cải, cà chua, táo, cà rốt, dâu tây...>>> Xem thêm: Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
3. Gợi ý thực đơn ăn dặm dành cho bé từ 6 tháng tuổi
Dưới đây là thực đơn ăn dặm trong 1 tuần giúp bé tăng cân trở lại cho bé 6 tháng tuổi mà có thể tham khảo:
Thứ 2: 03 thìa bột sữa và 1 thìa bí đỏ nghiền
Thứ 3: 03 thìa bột sữa và 1 thìa cà rốt nghiền
Thứ 4: 03 thìa bột sữa và 1 thìa khoai tây nghiền
Thứ 5: 04 thìa bột sữa và 2 thìa cà chua và nước táo
Thứ 6: 04 thìa bột sữa và 2 thìa bí đỏ nghiền
Thứ 7: 04 thìa bột sữa và 2 thìa súp bắp cải
Chủ nhật: 04 thìa bột sữa và 2 thìa khoai tây sốt cà chua
>>> Xem thêm: Gợi ý 4 loại thực đơn ăn dặm cho bé theo các tháng tuổi
4. Chú ý cho trẻ ăn dặm đúng cách để giúp trẻ tăng cân trở lại
Nên cho bé ăn các loại thức ăn dạng mềm, lỏng dễ tiêu hóa bởi vì hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi còn yếu.
Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé ra thành nhiều lần trong ngày để bé dễ ăn hơn và cơ thể cũng là để con dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn.
Cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi các nhóm thực phẩm trong cháo của bé, nên chọn những loại thực phẩm nào mà bé thích và ham ăn.
Với những trẻ kém ăn, chậm tăng cân bạn nên bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có được một cách ăn dặm tốt nhất.
Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm các mẹ lưu ý cho trẻ uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin, chất xơ để đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.