Bé đi ngoài ra máu có làm sao không?
Vậy trẻ đi ngoài bị chảy máu có làm sao không? Đây là câu hỏi mà đa số bố mẹ đưa ra khi trẻ đi ngoài ra máu. Dưới đây HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về nguyên nhân, giải pháp cho trẻ khi đi ngoài ra máu.
Bé đi ngoài ra máu có làm sao không?
Vậy trẻ đi ngoài bị chảy máu có làm sao không? Đây là câu hỏi mà đa số bố mẹ đưa ra khi trẻ đi ngoài ra máu. Dưới đây HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về nguyên nhân, giải pháp cho trẻ khi đi ngoài ra máu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chảy máu khi đi ngoài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc đi ngoài ra máu có 2 trường hợp đó là nếu có máu tươi bên ngoài sau khi trẻ đi ngoài thì khả năng trẻ bị táo bón, còn nếu máu lẫn trong phân khi trẻ đi ngoài thì đây là trường hợp nguy hiểm và bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám và xét nghiệm phân ngay lập tức.
1. Những nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài ra máu
Nguyên nhân chính gây nên việc xuất huyết khi trẻ đi đại tiện chính là do gan của trẻ đang khá non nớt cho nên không thể tạo đầy đủ các chất đông huyết đối với trường hợp bé sinh thiếu tháng. Bên cạnh, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc bé đi tiêu ra máu như: Bé bị táo bón dẫn đến phân khô cứng và chà xát mạnh làm rách hậu môn, bệnh sốt thương hàn, bé bị bệnh lộn ruột, bệnh sốt xuất huyết...
Vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đi tiêu ra máu ở trẻ cho nên cha mẹ rất dễ nhầm lẫn bệnh tình. Để phân biệt được trẻ đi ngoài ra máu nguyên nhân gì thì bố mẹ cần nhìn màu của máu trong phân. Đây là yếu tố quan trọng mà các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác hơn cho nên bố mẹ cũng cần theo dõi và quan sát kĩ càng.2. Triệu chứng của việc trẻ đi ngoài ra máu
Triệu chứng của bệnh lồng ruột
Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi tiêu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói. Việc như vậy xảy ra với các bé mạnh khỏe, bụ bẫm thì chính là bé bị lồng ruột chứ không phải bị bệnh khác như người ta vẫn hay nhầm nếu không được chụp X-Quang hay siêu âm kĩ càng.
Đối với trường hợp nay, bố mẹ thấy khi bé đau bụng dữ dội một cách bất thường thì bố mẹ phải đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay chứ không được đợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra máu ở hậu môn.
Triệu chứng bệnh sốt thương hàn ở trẻ
Đây là biến chứng bình thường nhất của việc xuất huyết ở bộ tiêu hóa của trẻ, khi bị sốt xuất huyết sẽ làm cho bé nôn ói và đi ngoài ra máu. Trong triệu chứng này của trẻ thì máu sẽ có màu đen và hơi xám hoặc đỏ tươi.
Triệu chứng bệnh táo bón ở trẻ
Trẻ đi đại tiện ra phân khô, cứng, chặt nên lúc ra cọ xát với hậu môn làm rách màn hậu môn và gây xuất huyết. Bé đi đại tiện ra máu tươi,
Triệu chứng chảy máu cam
Có nhiều bé đi cầu ra phân đen vì ngày hôm trước đã bị chảy máu cam chứ không liên quan đến đường tiêu hóa của bé.
- Triệu chứng của bệnh trĩ: có thể trẻ sẽ đi tiêu ra máu vì trĩ tuy nhiên bệnh này rất hiếm có ở trẻ con. Nếu khi bị trĩ, thì bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu nên khiến bố mẹ chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết.
- Triệu chứng bệnh kiết ở trẻ: sẽ có biểu hiện như trẻ đi tiêu khó khăn, bé phải rặn nhiều phân mới ra, đau bụng nhiều, đau bụng dưới nhiều khiến cho trẻ đòi đi cầu nhưng phân không thể ra hoặc ra ít, có lẫn đàm và máu.3. Biện pháp phòng ngừa hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu
Để đề phòng vấn đề đi ngoài ra máu của trẻ, bố mẹ cần phải khác phục từ lúc mang thau. Khi mang thai người mẹ cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giúp trẻ hấp thụ được chất dinh dưỡng và vitamin. Sau khi sinh, mẹ cần tiêm ngay vitamin K ở trẻ để phòng chống xuất huyết.
Cần phải cho trẻ ăn những thức ăn bổ sung chất xơ, nhất là rau xanh. Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh, không được nhịn khi có nhu cầu đi đại tiện. bố mẹ giúp trẻ giữ vệ sinh thân thể, cũng như trong quá trình ăn uống của trẻ. Dưới đây HoiBenh xin giới thiệu một số cách phòng ngừa:
- Cho trẻ uống nhiều nước: bố mẹ cần cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày
- Ăn hoa quả: cần cho trẻ ăn các loại hoa quả như: chuối, đu đủ và sữa chua sau mỗi bữa ăn 30 phút.
- Thực hiện động tác xoa bụng cho trẻ: bố mẹ xoa bụng theo vòng tròn kim đồng hồ để kích thích nhu ruột cho trẻ, làm ngày 3 lần.
- Vận động: bố mẹ tập cho trẻ thói quen tự đi lại, không được bế trẻ quá lâu vì như vậy sẽ làm trẻ lười hoạt động.
- Đi vệ sinh đúng lúc: rèn cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Chú ý cần phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau khi đi vệ sinh.
Như vậy, trên đây là những thông tin về trẻ đi ngoài ra máu mà HoiBenh đã cung cấp cho các bạn. Các bố mẹ hãy chú ý quan tâm tới sức khỏe của bé để bé có được khỏe mạnh mỗi ngày.