Bé đi ngoài nên ăn uống như thế nào?

Bé bị đi ngoài có lẽ là vấn đề sức khỏe mà bất kể bà mẹ nào cũng phải đối mặt trong quá trình nuôi con. Tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể sử dụng thuốc ngay từ khi còn nhỏ nên các mẹ cần phải thay đổi chế độ ăn uống của cả mẹ và cả bé để cho chứng bệnh khó chịu này giảm đi. Vậy bé bị đi ngoài thì nên ăn uống như thế nào?

Bé đi ngoài nên ăn uống như thế nào? Bé đi ngoài nên ăn uống như thế nào?

Bé đi ngoài nên ăn gì?

Với bé đi ngoài dưới 6 tháng tuổi

Các mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bị đi ngoài hay bé bị bệnh tiêu chảy bú bình thường như mọi khi, thậm chí nên tăng số lần bú trong ngày nên và chia thành nhiều bữa bú nhỏ. Nhờ có đường lactoza nên sữa mẹ sẽ được cơ thể bé dung nạp rất tốt khi bé bị đi ngoài. Bú mẹ giúp giảm thiểu tình trạng đi ngoài cũng như tiêu chảy lâu ngày ở trẻ, đồng thời bú mẹ cũng là cách tốt nhất để bù lại lượng nước mất do bị tiêu chảy. Nhiều người cho rằng các mẹ đang cho con bú trong suốt 6 tháng đầu chỉ nên ăn cơm với muối để “sữa lành” nhưng thực tế đó là những quan điểm không chính xác và thực sự sai lầm. Điều này dễ dàng ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ, cũng như chất lượng sữa của mẹ.

vicare.vn-be-di-ngoai-nen-an-uong-nhu-the-nao-body1

Nếu bé bị đi ngoài không bú sữa của mẹ thì có thể cho bé uống sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ đã làm quen và ăn nhưng phải cho ăn từng chút một và chia làm nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn bình thường, nên giảm lượng sữa đi và giữ nguyên lượng nước. Cứ cách ít nhất 3 tiếng một lần, mẹ phải cho bé ăn.

Với bé trên 6 tháng tuổi

Cho bé bị đi ngoài trên 6 tháng tuổi ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, và tốt cho dạ dày bên cạnh việc bú sữa mẹ. Những loài thực phẩm có thể là bột gạo, khoai tây, thậm chí là thịt gà, thịt lợn, sữa chua, sữa đậu nành cùng với đó là các loại rau quả cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm đều được. Bữa ăn vẫn cần có các loại chất béo để tăng thêm năng lượng trong khẩu phần ăn, mẹ nên thay mỡ động vật bằng dầu ăn để giảm bớt lượng chất béo no.

Trong thời gian này mẹ chỉ nên cho bé bị đi ngoài ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như các loại cháo, súp, các món ninh nhừ, hầm nhừ, bột ăn dặm. Thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy cần được nấu chín thật kĩ. Các mẹ cũng lưu ý cho bé bị tiêu chảy ăn ngay sau khi thức ăn được nấu chín để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu bé từ chối bú mẹ, các mẹ nên nấu đồ ăn làm nhiều bữa và luôn hâm chín đồ ăn khi cho bé ăn (cháo hoặc bột ăn dặm).

Khi chế biến thức ăn cho bé bị đi ngoài, mẹ đừng quên vệ sinh tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo các dụng cụ nếu ăn đều đã được làm sạch, tráng qua nước nóng nếu cần.

Bé đi ngoài không nên ăn gì?

Đường hay hầu hết các loại đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo hoặc các loại nước giải khát công nghiệp, nước ngọt có ga có thể sẽ chính là nguyên nhân làm cho tình trạng tiêu chảy của bé nhà bạn ngày càng tệ hơn do các loại nước và đồ ăn này làm tăng áp lực thẩm thấu trong ruột.

Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như, các loại rau già, hoặc tinh bột có trong ngô hay đỗ vì các loại thực phẩm này khá khó tiêu hóa. Tuyệt đối không cho trẻ bị đi ngoài ăn các loại rau sống rau sống, tiết canh vịt, lợn cùng với đó là các món ăn như, gỏi cá, sushi nem chua... chưa được nấu chín.

vicare.vn-be-di-ngoai-nen-an-uong-nhu-the-nao-body2

Số lượng các loại thức ăn có trong bữa cho trẻ bị đi ngoài không nên quá ít. Rất nhiều các mẹ cho rằng trẻ bị đi ngoài tức là hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề. Vì thế họ thường cho trẻ ăn ít đi, giảm phần lớn các món, hoặc nhịn ăn qua bữa để ruột của bé được nghỉ ngơi, mau chóng phục hồi. Tuy nhiên đó là một quan điểm hết sức sai lầm và thiếu khoa học. Khi bé bị tiêu chảy, bé vẫn cần được ăn uống như những ngày bình thường. Các mẹ không nên giảm bớt thức ăn của bé mà cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, cho trẻ ăn nhiều bữa (ít nhất 6 bữa trên ngày). Sau khi khỏi bệnh đi ngoài, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh được bệnh suy dinh dưỡng, các mẹ cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liên tục. Nếu trẻ không ăn hoặc ăn xong có hiện tượng nôn chớ, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với số bữa hàng ngày.