Bé bị viêm phế quản nên và không nên ăn gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm các đường dẫn khí lớn nối khí quản với phổi. Nếu con bạn bị viêm phế quản, bé có thể thở mạnh hơn và mệt hơn. Phần lớn trẻ bị viêm phế quản có thể được điều trị tại nhà.
Bé bị viêm phế quản nên và không nên ăn gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm của các đường dẫn khí lớn nối khí quản với phổi. Nếu con bạn bị viêm phế quản, bé có thể thở mạnh hơn và tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Phần lớn trẻ bị viêm phế quản có thể được điều trị tại nhà.
Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ
Viêm phế quản thường do virus gây ra, với các triệu chứng thường xuất hiện sau khi bị cảm lạnh thông thường. Các nguyên nhân khác bao gồm dị ứng, chất kích thích như bụi hoặc khói thuốc lá, và có thể liên quan đến hen suyễn. Viêm phế quản ở trẻ em có thể xuất hiện nhanh chóng sau khi bị cảm lạnh, nhưng thường là nhẹ thường kéo dài trong khoảng 1-3 tuần.
Bé bị viêm phế quản nên ăn gì?
- Probiotic: Probiotic là vi khuẩn lành mạnh có tác dụng chống lại vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Ngoài việc giúp tiêu hóa tốt và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn gây hại, men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, như viêm phế quản và giảm các triệu chứng giống như cảm lạnh. Bạn có thể tìm lợi khuẩn từ các thực phẩm lên men, chẳng hạn như kefir, một loại đồ uống giống như sữa chua, kim chi, các sản phẩm đậu nành lên men như natto, miso và các loại thực phẩm chức năng như men vi sinh
- Hoa quả và rau: Trái cây và rau quả là nguồn chất chống oxy hóa hàng đầu - chất dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Hãy kết hợp các loại trái cây và rau quả nhiều vitamin C, nhiều màu sắc, như đu đủ, trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, nho đỏ, cà chua, rau xanh, ớt chuông, súp lơ xanh.
- Súp gà: Protein trong thịt gà và các thành phần súp khác, chẳng hạn như đậu, đậu lăng và gà, cung cấp axit amin-thành phần của mô nạc. Thực phẩm giàu protein cũng thúc đẩy chức năng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, năng lượng bền vững và sửa chữa mô - có thể hỗ trợ bé phục hồi sau đợt viêm phế quản.
- Tỏi: Chứa allicin, được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng nấm- giúp tránh các bệnh nhiễm trùng xảy ra do cảm lạnh hoặc cúm và chống lại nhiều loại bệnh khác
- Các loại thịt từ động vật ăn cỏ, chẳng hạn như thịt bò hữu cơ: Một lượng lớn vitamin A và E, axit béo omega-3, beta-carotene, kẽm và axit linoleic liên hợp (CLA), một chất tăng cường hệ miễn dịch đã tìm thấy trong thịt bò hữu cơ.
- Chất béo lành mạnh: Giúp giảm viêm khi trẻ gặp phải một bệnh như viêm phế quản, cơ thể bé cần một lượng đáng kể chất béo lành mạnh. Các nguồn chất béo tốt nhất cho bé là trứng hữu cơ từ gà chăn thả, các loại hạt như macca và hồ đào, bơ hữu cơ, dừa và dầu dừa và chất béo omega-3 khác.
- Mật ong: Cho bé ăn hoặc uống với vào trà thảo mộc ấm, nó có thể giúp giảm ho khó chịu thường đi kèm với viêm phế quản và làm dịu cơn đau họng. Tuy nhiên các mẹ không được cho mật ong cho trẻ nhỏ hơn 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
Bé bị viêm phế quản không nên ăn gì?
- Thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như soda, kẹo và kem, và các sản phẩm có chứa một lượng lớn đường và bột mì tinh luyện. Những thực phẩm chế biến sẵn thường không có chất dinh dưỡng so với thực phẩm chế biến tại nhà do quá trình chế biến và bảo quản của chúng. Trẻ ăn quá nhiều đường có thể khiến hệ thống miễn dịch yếu hơn và bệnh lâu khỏi hơn.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Các sản phẩm sữa có thể làm tăng lượng chất nhầy trong đường thở, và chất béo bão hòa có trong sữa là nguyên nhân gây ra sản xuất đờm, dẫn đến sự khó khăn trong việc hơi thở của trẻ.
- Trái cây sấy khô hoặc đóng hộp: Sulfur dioxide cũng có thể được thêm vào một số loại trái cây sấy khô như một dạng chất bảo quản-hóa chất đã được chứng minh là gây ra tác dụng phụ như đau dạ dày, phát ban da và lên cơn hen. Một hóa chất khác gọi là acrylamide cũng được tìm thấy trong trái cây khô và được biết là không tốt cho hệ thần kinh của bé. Ngoài ra trong trái cây sấy khô và đóng hộp cũng chứa một lượng đường cao ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của bé.
Chăm sóc bé bị viêm phế quản
Hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm phế quản có thể tự khỏi tại nhà nếu được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là các mẹo hữu ích cho bố mẹ khi chăm sóc cho bé:
- Cho trẻ ngồi thẳng: Điều này cho phép trẻ thở dễ dàng hơn và khiến việc cho ăn ít gặp rắc rối hơn. Chỉ cần đảm bảo rằng khi ngủ trưa, đầu của bé được kê bởi các vật mềm như chăn cuộn.
- Uống nhiều nước: Hãy đảm bảo rằng bé uống đủ nước trong ngày. Nếu bé đang bú sữa mẹ hoặc bú bình, hãy thử cho các bé ăn thường xuyên hơn.
- Làm ẩm không khí: Nếu bạn có một máy làm ẩm không khí ở nhà, hãy sử dụng nó để làm ẩm không khí, giúp trẻ giảm ho và nới lỏng chất nhầy dính trong phổi.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc: Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, dù ở nhà, trong xe hơi hay các môi trường khác mà trẻ thường xuyên tiếp xúc. Nếu bạn hoặc người thân khác là người hút thuốc, hãy tránh hút thuốc để trẻ có thể chữa lành đúng cách và giúp ngăn ngừa các trường hợp mắc bệnh này trong tương lai.
- Súc miệng bằng nước muối: Điều này có thể loại bỏ một số chất nhầy bao phủ và kích thích cổ họng bé. Hòa tan 1 muỗng cà phê muối trong một cốc nước ấm, cho bé súc miệng nhiều lần trong ngày để làm cho cổ họng bé cảm thấy tốt hơn.
- Xông hơi: Đây là một cách khác để nới lỏng chất nhầy để nó có thể di chuyển ra khỏi cơ thể trẻ nhanh hơn. Cách đơn giản bạn có thể làm ở nhà là đun sôi nước và đổ vào một cái bát lớn, cách nhiệt (không nên để nước quá nóng để tráng gây bỏng cho bé). Treo một chiếc khăn trên đầu và cúi đầu lại gần bát. Xông hơi trong tối đa 10 phút. Hoặc bạn cũng có thể cho bé tắm nước nóng hoặc ngồi trong phòng tắm hơi.
Xem thêm:
- Đề phòng viêm tiểu phế quản ở trẻ
- Viêm phế quản ở trẻ em uống thuốc gì?