Bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?
Tiêu chảy cấp là căn bệnh phổ biến ở trẻ. Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ đi tiêu nhiều hơn 3 lần/ngày, phân tiêu lỏng. Tiêu chảy cấp có thể gây tử vong do trẻ mất quá nhiều nước hay muối và gây nên nguy cơ suy dinh dưỡng.
Bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?
Tiêu chảy cấp là căn bệnh phổ biến ở trẻ. Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ đi tiêu nhiều hơn 3 lần/ngày, phân tiêu lỏng. Tiêu chảy cấp có thể gây tử vong do trẻ mất quá nhiều nước hay muối và gây nên nguy cơ suy dinh dưỡng.
Tiêu chảy cấp là bệnh gì?
Tiêu chảy cấp là căn bệnh phổ biến ở trẻ. Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ đi tiêu nhiều hơn 3 lần/ngày, phân tiêu lỏng. Tiêu chảy cấp có thể gây tử vong do trẻ mất quá nhiều nước hay muối và gây nên nguy cơ suy dinh dưỡng. Siêu vi, vi trùng, ký sinh trùng và một số yếu tố khác chính là những tác nhân gây bệnh. Để chăm sóc con trẻ sớm được bình phục các bậc cha mẹ cần có phương pháp điều trị đúng đắn dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Không chỉ thế, tiêu chảy là tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. Việc trẻ ăn quá ít cùng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng giảm đi trong quá trình trẻ bị tiêu chảy, trong khi đó chất dinh dưỡng cao sẽ giúp trẻ chống lại bệnh tốt hơn.
Nguyên nhân và biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Nguyên nhân gây nên tiêu chảy cấp ở trẻ do Rota virus, vi khuẩn như E.Coli, tả lỵ, tụ cầu, thương hàn, nhiều vi khuẩn, ký sinh khuẩn có trong phân lây nhiễm vào nước uống, thức ăn...
Khi bị bệnh trẻ khá mệt mỏi, kém ăn uống, không hoạt động chơi đùa, nôn trớ, tiêu chảy ra phân lỏng nhiều lần trong ngày, mất nước. Kèm theo đó, trẻ bị sốt, bụng chướng, phân nhầy lẫn máu, mót,đau quặn bụng khi trẻ bị tiêu chảy ra vi khuẩn lỵ.
Điều trị cho trẻ khi bị tiêu chảy cấp
Đa phần trẻ bị tiêu chảy đều được trị ngay tại nhà qua sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ được chăm sóc đúng cách sẽ tránh được các nguy hiểm, mau lành bệnh, sức khỏe nhanh chóng phục hồi. Trong điều trị tiêu chảy cấp bù lượng nước, điện phân giải, chế độ ăn uống rất quan trọng.
Trẻ mất nước nhẹ: Cho trẻ uống nhiều nước hơn bằng dung dịch ORS (ORESOL), nước đun sôi để nguội, các dung dịch khác như nước cháo muối, nước chuối, nước cà rốt thêm muối, nước gạo rang...
Trẻ mất nước vừa: Nên điều trị cho trẻ tại các cơ sở y tế, uống ORS là cách điều trị tốt nhất cho trẻ, số dung lượng dịch cần cho trẻ uống sau mỗi lần trẻ đi, cụ thể:
- Trẻ < 2 tuổi từ 50 – 100 ml
- Trẻ từ 2 – 10 tuổi từ 100 – 200 ml
- Trẻ > 10 tuổi cần uống: số lượng dịch (ml) = cân nặng x 75, cần cho trẻ uống trong 4h đầu.
Sữa mẹ là thức ăn và nguồn nước tốt cho trẻ, do đó nên để trẻ bú mẹ nhiều hơn và thời gian lâu hơn.
Cần tránh cho nước ép trái cây quá ngọt, nước giải khát vì có thể khiến bệnh xấu hơn. Thế nhưng nếu trẻ “thèm” hãy pha loãng 3- 4 lần trước khi cho trẻ uống.
Với các trường hợp trẻ bị mất nước nặng với tình trạng: nôn khi uống nước, ngủ li bì, đi tiểu ít, da bị nhăn, mắt trũng, môi bị khô nứt cần đưa ngay đến các cơ sở y tế truyền dịch. Bên cạnh việc bù nước, điện giải thông qua đường uống, cha mẹ có thể cho trẻ uống các chế phẩm chứa kẽm. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc chống đi ngoài, chống nôn và chỉ dùng khi có sự chỉ của bác sỹ.
Chế độ ăn uống cho trẻ khi tiêu chảy cấp
Cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không kiêng khem, cho trẻ nhịn khi trẻ bị tiêu chảy. Khi không được cung cấp đủ khẩu phần, trẻ bị sụt cân và là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Tùy theo từng lứa tuổi mà sử dụng chế độ ăn sau cho thích hợp nhất. Cụ thể:
Trẻ < 6 tháng tuổi vẫn đang bú sữa mẹ: Cho trẻ bú bình thường, tăng số lần bú. Với trẻ không được bú sữa mẹ nên cho trẻ uống sữa bột công thức, sữa bò theo công thức pha loãng 1⁄2 trong 2 ngày.
Trẻ từ 6 tháng tuổi: Có thể cho trẻ ăn nhiều lần, từng ít một những thức ăn giàu dinh dưỡng như cá, thịt nạc, trứng...cho ít dầu, mỡ tăng năng lượng khẩu phần. Ngoài ra nên cho trẻ ăn thêm các loại quả chín, hay các nước quả ép như cam, chuối, xoài, đu đủ...để tăng lượng Vitamin C, kali, carotene...
Những thực phẩm mà cha mẹ nên sử dùng cho bé bị tiêu chảy: gạo (bột gạo), khoai tây, dầu thực vật, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối, táo, hồng xiêm, thịt gà, heo, cá nạc...
Trẻ mất bao lâu để khỏi bệnh tiêu chảy cấp?
Trẻ bị tiêu chảy cấp khi đi tiêu có hiện tượng chảy phân lỏng trên 3 lần/ngày, thông thường tiêu chảy cấp chỉ kéo dài một vài ngày hay hết 1 tuần sẽ khỏi. Với một số trường hợp tiêu chảy cấp. Khi tiêu chảy nhiều hơn con số 14 ngày được gọi là tiêu chảy kéo dài, lúc này cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của trẻ và có biện pháp điều trị cho phù hợp.
Biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tuổi, bú mẹ càng lâu càng tốt.
- Người chăm sóc trẻ cần phải rửa tay với nước sạch cùng xà phòng trước khi cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ, sau khi chế biến thức ăn, sau đi vệ sinh.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, diệt ruồi.
- Luôn ăn chín uống sôi
- Sử dụng nước sạch khi chải răng cho trẻ, khuyên trẻ ngậm miệng không nuốt nước khi tắm.
- Uống Vitamin theo định kỳ.
Không chỉ quan tâm chăm sóc trẻ khi bị bệnh mà cha mẹ cần bổ sung ngay cho mình những kiến thức về phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ, các cách điều trị khoa học và luôn cần đến sự chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa để trẻ nhanh chóng lành bệnh, sức khỏe được hồi phục một cách tốt nhất.