Bé bị rộp lưỡi, miệng hôi là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Khi thấy con có những triệu chứng trên cha mẹ cảm thấy lo lắng không biết con mình đã mắc phải căn bệnh gì, có nguy hiểm không và cách xử lý thế nào để con nhanh khỏi. Nếu như thấy bé có dấu hiệu phồng rộp lưỡi kèm theo hôi miệng thì rất có thể bé đang mắc phải những chứng bệnh sau đây.
Bé bị rộp lưỡi, miệng hôi là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Khi thấy con có những triệu chứng trên cha mẹ cảm thấy lo lắng không biết con mình đã mắc phải căn bệnh gì, có nguy hiểm không và cách xử lý thế nào để con nhanh khỏi. Nếu như thấy bé có dấu hiệu phồng rộp lưỡi kèm theo hôi miệng thì rất có thể bé đang mắc phải những chứng bệnh dưới đây.
1. Bé bị rộp lưỡi, hôi miệng là bệnh gì?
Rộp lưỡi là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý ở trẻ nhỏ, thường gặp là bệnh có liên quan đến lưỡi và răng miệng. Tuy nhiên, nếu rộp lưỡi mà kèm theo hôi miệng thì rất có thể trẻ đang bị viêm lưỡi hoặc nhiệt lưỡi, nhiệt miệng.
Do trẻ viêm lưỡi bệnh lý
Viêm lưỡi là một trong các bệnh lý về lưỡi ở trẻ thường gặp nhất. Nguyên nhân gây viêm lưỡi là do trẻ thiếu vitamin PP (một loại vitamin tự nhiên trong cơ thể có khả năng làm giảm các loại chất béo trong máu), vitamin B hoặc do thiếu sắt. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ mắc các bệnh ngoài da như apto miệng, giang mai...
Triệu chứng là lưỡi sưng đỏ, xuất hiện mụn rộp, kẽ lưỡi bị nứt hoặc láng bóng, nhợt nhạt, có thể đau hoặc không, miệng có mùi hôi khó chịu. Cách điều trị là có thể sử dụng kháng sinh nếu do vi trùng, kháng virus, còn nếu do viêm lưỡi thiếu vitamin thì cần bổ sung vitamin. Bên cạnh đó, cần kết hợp vệ sinh miệng cho trẻ hàng ngày.
Rộp lưỡi, miệng hôi do nhiệt lưỡi, nhiệt miệng
Nhiệt lưỡi, nhiệt miệng là hiện tượng xuất hiện những vết loét hay phồng rộp ở lưỡi và trong niêm mạc miệng. Nguyên nhân nhiệt lưỡi là do trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, sau đó lan rộng ra và có thể bị mưng mủ.
Bé bị rộp lưỡi, miệng hôi là bệnh gì? Trẻ bị nhiệt lưỡi thường hay quấy khóc, miệng chảy nhiều nước dãi, các nốt phồng rộp to dần hơi mọng nước, sau vài ngày thì tạo thành vết loét. Trong trường hợp nặng sẽ gây nổi hạch kèm theo sốt.
Thông thường khi trẻ bị nhiệt lưỡi, nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần, nhưng nếu trẻ bị đau và quấy khóc nhiều thì cha mẹ có thể cho bé dùng thuốc tây, ,mật ong, bột sắn dây, lá trà xanh hoặc cho trẻ uống các loại nước ép có chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng và giảm tình trạng phồng rộp, lở loét.
2. Chú ý vệ sinh răng miệng cho bé để phòng rộp lưỡi, hôi miệng
Để phòng tránh các bệnh về răng miệng, lưỡi ở trẻ cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ răng miệng hàng ngày cho bé.
Đối với những trẻ chưa mọc răng, thì cha mẹ có thể dùng vải sạch hay rơ lưỡi thấm nước và vệ sinh nướu lưỡi cho con. Vệ sinh 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối sau khi cho bé bú hoặc ăn.
Nếu trẻ mới cái răng đầu tiên, vẫn cần dùng khăn thấm nước để vệ sinh răng và nướu lưỡi cho bé 2 lần/ngày. Khi răng mọc nhiều hơn hoặc khi bé 1 tuổi, thì cha mẹ hãy cho trẻ tập đánh răng hàng ngày bằng nước sạch và khi bé được 18 tháng tuổi thì cho bé dùng kem đánh răng trẻ em.
Theo Bộ Y Tế Anh, những bé dưới 3 tuổi chỉ dùng một lượng kem đánh răng rất nhỏ chỉ bằng hạt gạo dài. Trẻ từ 3-6 tuổi dùng kem có kích thước bằng hạt đậu Hà Lan. Bé từ 0-6 tuổi chọn loại kem đánh răng chứa 1000ppm fluoride.
Cha mẹ lưu ý chọn loại bàn chải có đầu nhỏ và tròn, lông mềm hoặc có thể cho bé dùng bàn chải tự động và thay bàn chải 3 tháng/lần nhé.
Bé bị rộp lưỡi, miệng hôi là gì? Mong rằng với những thông tin tư vấn ở trên sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc của mình. Bên cạnh đó, cũng cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc tại nhà.
Xem thêm:
- Cách trị hôi miệng bằng dầu dừa đơn giản nhất
- Mẹo đánh răng dù hôi miệng đến mấy cũng lập tức hết ngay
- Tránh xa những loại thực phẩm này nếu không muốn rụng răng, hôi miệng