Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột kéo dài mẹ phải làm sao?
Nhiễm khuẩn đường ruột là kẻ thù đáng sợ của trẻ sơ sinh. Các triệu chứng của bệnh như tiêu chảy, biếng ăn...có thể khiến bé sút cân nhanh chóng. Mẹ hãy chú ý những phương pháp chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột dưới đây để bảo vệ sức khỏe con yêu.
Bé bị nhiễm khuẩn đường ruột kéo dài mẹ phải làm sao?
Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột là gì?
Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh do vi khuẩn dạng campylobacter và Escherichia coli gây ra, khiến trẻ bị tiêu chảy. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột do các loại vi sinh gây hại tới đường tiêu hóa như nấm men, ký sinh trùng hay các loại vi khuẩn xuất hiện ở thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh. Ngoài ra các đồ vật hay vật nuôi cũng là những ổ chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh do trẻ khi tiếp xúc. Với hệ miễn dịch còn yếu như trẻ nhỏ, nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh rất dễ mắc phải.
Theo ước tính của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 2 triệu trẻ em trên toàn thế giới chết do nhiễm khuẩn đường ruột
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột có triệu chứng như thế nào?
Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột mẹ có thể nhận thấy rõ nét nhất ở trẻ là tiêu chảy. Bé có thể bị tiêu chảy 5 - 6 lần/ngày, phân lỏng hoặc kèm theo nhầy, bé bị đau bụng, sốt hoặc nôn.
Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 – 5 ngày, cũng có thể là từ 1 – 10 ngày tuỳ theo thể trạng của từng bé. Một số trường hợp vi khuẩn có thể đào thải ra ngoài trong vòng từ 2-7 ngày mà không cần sử dụng kháng sinh.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột?
Chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột rất quan trọng, bởi nếu không được chăm sóc đúng cách, tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Để giúp bé nhanh phục hồi, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, mẹ nên lưu ý một số điều sau:
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Nấu các món ăn nhẹ, dễ tiêu mà giàu dinh dưỡng như cháo, sữa, soup,...
- Nên thay đổi thường xuyên các món ăn để kích thích trẻ ăn
- Cung cấp đủ nước bằng cách bổ sung nhiều trái cây mọng nước, điện giải cho cơ thể vì trước đó bị mất nước do tiêu chảy.
- Nên cho trẻ ăn các loại rau củ quả có màu vàng, xanh thẫm, các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn thăn hay trứng, sữa, các loại hoa quả tươi mọng nước như cam, bưởi, đu đủ, nước dừa,... điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công từ các nhân tố gây bệnh.
- Ăn đồ chín nóng, không ăn thức ăn bị nguội, lạnh dễ gây đau bụng.,
- Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng... Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.
- Dừng cho trẻ bú sữa mẹ, thay vào đó cho trẻ uống sữa không chứa Lactose. Sữa mẹ ngọt sẽ càng khiến dạ dày bé khó tiêu hóa.
Chế độ sinh hoạt cho trẻ
- Bù nước bằng dung dịch oresol, nước cháo muối loãng ...để tránh tình trạng trẻ bị mất nước.
- Không để trẻ lại gần, tiếp xúc với các loại động vật đang bị ốm nuôi trong nhà bởi đây là nơi tập trung nhiều ổ vi khuẩn nhất.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để diệt trừ vi khuẩn.
- Khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, nôn, sốt, phân lỏng dính nhày, nên đưa đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để kịp thời theo dõi, điều trị.
- Các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú không ăn đồ lạnh, đồ tanh tránh làm bé bị tiêu chảy.
Mẹo dân gian chữa cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Dưới đây là một số cách chữa dân gian được “truyền tai” nhau từ các bà mẹ bỉm sữa để điều trị cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột:
- Lá ổi: Lấy lá ổi sao vàng, hạ thổ, đun nóng với số lượng: 9 ngọn lá ổi 1 lần (con trai 7 ngọn), 100ml nước, 3 hạt muối ( chỉ nên cho vài hạt bởi muối không nên dùng cho trẻ sơ sinh), cho bé uống một ngày 3 lần.
- Củ nghệ: Lấy củ nghệ đen tươi giã ra để lấy nước, trộn với mật ong rồi cho trẻ uống, sẽ giúp ngừng nôn hiệu quả.
Nhiễm khuẩn đường ruột rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ, bởi vậy các mẹ nên chủ động phòng ngừa, chú ý tới các biểu hiện bệnh để nhanh chóng nhận biết cũng như điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm:
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ như thế nào?
- Mẹ cần biết: Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
- Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em