Bé bị ho kèm nôn ói mẹ phải làm sao?
Ho và nôn ói là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, nhất là giai đoạn các bé đang bú sữa mẹ. Trong giai đoạn này, sức đề kháng cũng như hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên dễ xảy ra tình trạng này. Bé bị ho và nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Bé bị ho kèm nôn ói phải làm sao? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây.
Bé bị ho kèm nôn ói mẹ phải làm sao?
Ho và nôn ói là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, nhất là giai đoạn các bé đang bú sữa mẹ. Trong giai đoạn này, sức đề kháng cũng như hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên dễ xảy ra tình trạng này. Bé bị ho và nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Bé bị ho kèm nôn ói phải làm sao? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây.
Bé bị ho kèm nôn ói là bệnh gì?
Trẻ thường bị ho nhiều hơn vào mùa thu, đông, khi tiết trời se lạnh, không khí khô hanh. Mùa thu cũng là thời điểm lá rụng, các vi khuẩn nấm mốc phát tán nhiều trong không khí gây ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.
Ho và nôn trớ có thể là dấu hiệu của viêm họng. Nôn là sự đẩy ngược các chất trong dạ dày lên miệng do tác động gắng sức của cơ thể. Hiện tượng trớ xảy ra khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Còn trẻ bị ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Ho giúp bảo vệ đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.
Như vậy, khi bé bị ho có kèm theo dấu hiệu bị nôn trớ thì rất có thể bé bị viêm họng. Các vi khuẩn xâm nhập trong vòm họng gây ra các cơn ho, thức ăn khi vào miệng bé chưa kịp đi xuống dạ dày đã bị các cơn ho tống ra ngoài nên khiến bé bị nôn.
Ngoài ra, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho và một trong số đó là do thay đổi thời tiết. Khi ho trẻ dễ bị nôn trớ nên dễ gây mệt mỏi, chán ăn... kéo theo các bệnh lý về tiêu hóa.
Ho kèm nôn ói có nguy hiểm không?
Các mẹ không nên quá lo lắng khi bé bị ho kèm nôn ói vì viêm họng là chuyện bình thường “như cơm bữa” của trẻ ở độ tuổi này. Nếu bé bị ho và nôn ói khoảng 4 – 5 lần/ 2 tuần thì không phải lo lắng các mẹ nhé. Chỉ cần mẹ có cách vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ và đúng cách thì dần dần tình trạng này sẽ giảm đi.
Tuy nhiên, mẹ chú ý dấu hiệu bé ho nhiều, kéo dài kèm hiện tượng nôn với biểu hiện sốt, co giật, phát ban, đau bụng quằn quại, bụng trướng thì mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay, vì tình trạng không chỉ dừng lại ở việc viêm họng mà rất có thể bé đang bị bệnh nhiễm trùng dạ dày, ngộ độc thức ăn, viêm màng não, viêm ruột thừa...
Bé bị ho kèm nôn ói mẹ phải làm sao?
1. Những điều mẹ nên làm
- Khi thấy trẻ bị ho nhiều kèm nôn ói thì các mẹ cần lau sạch miệng, cho bé uống nước và thay quần áo sạch cho trẻ để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra, quấn khăn ăn quanh cổ cho bé để phòng trường hợp bé nôn tiếp.
- Vuốt lưng hoặc ngực bé theo chiều từ trên xuống dưới để dịch đi xuống dạ dày, tránh tình trạng bị trào ngược lên.
- Đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu để thân mình phía trên cao hơn phía dưới, tránh hiện tượng trào ngược. Nếu mẹ thấy bé ho và ọc sữa nhiều thì nên cho bé nằm nghiêng sang một bên để không bị hít phải dịch nôn vào phổi.
- Nên cho bé ăn những loại thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu.
- Khi nôn nhiều, trẻ sẽ mất một lượng nước khá lớn, do đó quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể trẻ không mất chất điện giải. Mẹ có thể cho bé uống Oresol, nước lọc đun sôi để nguội hoặc nước trái cây pha loãng.
2. Những điều mẹ không nên làm
- Không được bế xốc trẻ khi bé đang bị nôn, bởi nếu bế bé đột ngột có thể khiến dịch nôn bị tràn vào trong phổi.
- Không nên cho trẻ uống sữa sau khi vừa nôn ói.
- Không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Ngoài ra những thuốc này còn có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ.
- Không quát mắng hay tỏ thái độ bực tức dễ làm trẻ mất bình tĩnh, quấy khóc và nôn trớ nhiều hơn. Mẹ từ từ nói chuyện và làm trò vui để trẻ chú ý và quên đi việc ho, nôn ói.
Giảm tình trạng ho và nôn ói về lâu dài ở trẻ nhỏ
Không những cần biết cách xử lý các cơn ho kèm nôn của trẻ, mà mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị như vậy là gì. Từ đó, tác động dần dần, giảm tình trạng ho kèm nôn ói từ tận gốc rễ vấn đề.
Trước tiên, cần loại bỏ những nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị ho, nôn trớ khi ho. Mẹ cần hết sức chú ý giữ ấm đường hô hấp kèm ăn mặc phù hợp để trẻ dễ thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ và chú ý các thực phẩm, chế độ sinh dưỡng để trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cũng như tránh các thực phẩm gây dị ứng dẫn đến nôn trớ...
Với trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là sơ sinh, nôn trớ thường xuyên xảy ra vì dạ dày của bé còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên bé rất dễ bị nôn trớ, để giảm bớt tình trạng này cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, có thể 1 - 2h lại cho bé ăn 1 lần.
Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh ngay khi trẻ bị ốm, bố mẹ nên tham khảo y kiến bác sĩ và sử dụng các loại siro trị ho có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên để cải thiện tình trạng cho trẻ.
Lưu ý quan trọng mẹ cần ghi nhớ
- Bố mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế khi trẻ ho đột ngột kèm co thắt, khò khè, hoặc thở rít, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Khi trẻ ho kèm nôn ói hoặc sốt cao 39 độ C, trẻ ho kèm khó thở, thở nhanh, nông, trẻ co giật hoặc li bì khó đánh thức, trẻ ho kèm thở mệt, cánh mũi phập phồng, co lõm ngực, tiết đàm nhớt nhiều... cũng cần được nhanh chóng đi gặp bác sĩ.
- Trẻ em phải tùy theo cân nặng, trọng lượng của cơ thể sẽ có liều lượng sử dụng thuốc phù hợp. Nhiều cha mẹ không tuân theo chỉ định của bác sĩ mà tự động cho con dùng một nửa liều của người lớn, điều này có thể dẫn đến những hậu quả tai hại.
- Trong trường hợp khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, có thể theo dõi bé ở nhà. Nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé.
- Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần. Nếu bé hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
Xem thêm:
- Giật mình với nồi cháo dinh dưỡng hàng quán bố mẹ hay mua cho con ăn
- Hướng dẫn tắm cho trẻ sinh non đúng cách
- Giải mã thực hư chuyện thăm bà đẻ có xui xẻo hay không?