Bầu ăn khế ngọt được không?

Quả khế vốn là loại cây dân dã, dễ tìm, có vị chua dịu đã trở thành món ăn khoái khẩu cho bà bầu. Nhiều chị em vẫn không khỏi lo lắng vì sợ khế hại cho dạ dày lại không mang tới nhiều dinh dưỡng như quả khác. Vậy bà bầu ăn khế ngọt được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bầu ăn khế ngọt được không? Bầu ăn khế ngọt được không?

Quả khế vốn là loại cây dân dã, dễ tìm, có vị chua dịu đã trở thành món ăn khoái khẩu cho bà bầu. Nhiều chị em vẫn không khỏi lo lắng vì sợ khế hại cho dạ dày lại không mang tới nhiều dinh dưỡng như quả khác. Vậy bà bầu ăn khế ngọt được không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bà bầu ăn khế ngọt được không?

Theo các chuyên gia, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn khế bởi loại quả này có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cho thai kỳ khỏe mạnh. Các loại khoáng chất, vitamin, axit folic và các chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng khả năng đề kháng cho mẹ bầu.

Ngoài ra, nước ép khế tươi còn giúp mẹ bầu chữa trị bệnh viêm họng, viêm răng miệng hiệu quả. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các loại thực phẩm khác, mẹ chỉ nên ăn điều độ, không nên ăn quá nhiều một lúc và chỉ nên ăn 1-2 quả mỗi ngày.

vicare-bau-khe-ngot-duoc-khong-body-1

Lợi ích của khế ngọt đối với bà bầu

Hàm lượng dinh dưỡng trong khế giúp bạn khỏe mạnh trong thai kỳ. Khoáng chất, các vitamin, axit folic và các loại dưỡng chất khác giúp bạn có thể lực khỏe mạnh.

Tốt cho mắt bà bầu

Hàm lượng vitamin A cùng các hợp chất beta-carotene có trong khế được xem như thần dược cho đôi mắt, nhằm tăng cường thị lực. Ngoài ra, ăn khế ngọt còn giúp bà bầu cân bằng vitamin cho cơ thể, kích thích chị em ăn uống ngon miệng hơn trong các bữa ăn hàng ngày. Không chỉ thế, ăn khế khi mang thai còn giúp mẹ bầu cải thiện tầm nhìn cho mắt và phòng ngừa bệnh đau mắt rất hiệu quả.

Không chỉ khế ngọt, mà những loại rau quả giàu vitamin A cũng góp phần tăng cường sức khỏe, tái tạo mô giúp làn da của các mẹ bầu trong thai kỳ được tươi tắn, hồng hồng hơn. Đây cũng là loại vitamin nhằm nâng cao hệ miễn dịch đã vốn dễ bị suy yếu trong thời gian mang bầu.

Giảm tình trạng táo bón khi mang bầu

Đây chính là cơn ác mộng của chị em mang bầu. Nhiều mẹ bầu bị chứng táo bón suốt thời gian mang thai, thậm chí để lâu ngày còn dẫn tới trĩ, vô cùng đau đớn và khó chịu.

Để ngăn ngừa điều này, bạn cần bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là lý do vì sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên ăn nhiều rau củ, trái cây vào thực đơn hàng ngày của mình.

Ngoài lợi ích về tiêu hóa, chất xơ còn giúp bà bầu duy trì mức cân nặng hợp lý, ngăn ngừa việc hấp thụ cholesterol có hại cho đường ruột để bảo vệ màng nhày trong ruột, tránh gây ung thư ruột. Khế ngọt là loại quả chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, bởi vậy, đừng bỏ qua loại quả này khi bạn đang mang thai dù ở tháng thứ mấy.

Bất kỳ bệnh lý đường tiêu hóa nào cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ bầu không điều trị đúng cách. Việc ăn khế ngọt với một lượng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu chữa trị nhiều chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả như: tiêu chảy, táo bón và rối loạn dạ dày.

vicare-bau-khe-ngot-duoc-khong-body-2

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhắc đến khế ngọt, người ta thường nói tới hàm lượng vitamin C giàu có. Loại vitamin này giúp chống lại quá trình oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do hủy hoại các tế bào trong cơ thể. Việc bổ sung thêm vitamin C vào cơ thể mẹ bầu là điều không thể bỏ qua, vitamin C giúp cho bà bầu sở hữu một làn da mượt mà, mái tóc khỏe đẹp và chống lại những mẩn ngứa, mụn nhọt trong thời gian mang thai.

Hơn nữa, vitamin C cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng ung thư xảy ra cho bà bầu. Nhờ có khế ngọt, mẹ bầu sẽ giảm bớt nguy cơ ốm nghén trong những tháng đầu thai kỳ, giúp các chị em ăn uống ngon miệng hơn.

Không lo mẹ béo phì

Ăn khế thường xuyên trong khi mang thai giúp mẹ bầu giảm các cholesterol xấu trong máu và còn ngăn ngừa các nguy cơ gặp các vấn đề khác về sức khỏe do hàm lượng cholesterol cao.

Mặc dù khế ngọt có hàm lượng dinh dưỡng lớn nhưng việc ăn khế ngọt sẽ không khiến mẹ bầu tăng cân vùn vụt trong thai kỳ. Đặc biệt, nhiều chị em tỏ ra lo lắng khi ăn trái cây chứa nhiều đường bởi chúng có thể là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Khi mẹ bầu ăn khế thì điều này hoàn toàn không cần lo lắng, bởi vì lượng calo trong khế ngọt khá thấp, kéo theo lượng đường cũng không quá nhiều để mẹ bầu phải bận tâm.

Giúp bảo vệ lá gan của mẹ

Trong khế ngọt có chứa chất pectin, là hoạt chất giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan. Đồng thời, pectin giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng từ thức ăn, tổng hợp protein, dự trữ sắt, vitamin B12, loại bỏ độc tố trong cơ thể mẹ.

Khi mẹ bầu ăn khế ngọt, hàm lượng pectin cũng giúp cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể, duy trì hoạt động khỏe mạnh của hệ tim mạch.

Giúp mẹ ổn định huyết áp

Kali hay potassium có trong trái khế là nguyên tố không thể thiếu giúp bà bầu duy trì huyết áp ở mức ổn định. Nếu mẹ bầu bị huyết áp cao khi mang thai, thai nhi thường không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết, gây ra nhiều rối loạn cho sự phát triển của em bé. Hàm lượng kali này còn có nhiều trong chuối, các loại hạt. Nhờ cung cấp đầy đủ kali cho cơ thể giúp chị em giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Phòng ngừa thiếu máu

Việc bổ sung sắt trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng, vì nếu thiếu sắt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe cả mẹ và con. Bên cạnh việc bổ sung sắt từ các nguồn thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như thịt đỏ, lòng đỏ trứng gà, cải bó xôi... thì khế ngọt cũng là một lựa chọn tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai.

Bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh trong khi mang thai sẽ rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu, tuy nhiên, các mẹ chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải, phù hợp, không nên quá lạm dụng. Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng để thai nhi chào đời khỏe mạnh.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị đau dạ dày hoặc đang đói thì không nên ăn khế, kể cả khế ngọt. Hơn nữa, với bà bầu bị mắc bệnh thận, ăn khế chứa nhiều axit oxalic gây bất lợi cho hoạt động của thận. Một số người có cơ địa đặc biệt không thích hợp ăn khế, trong trường hợp đó, sau 1-5 giờ ăn bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, ói mửa, mất ngủ hoặc nấc cụt.

Xem thêm:

  • Ăn khế ngọt có giảm cân không?
  • Chữa táo bón bằng khế có được hay không?
  • Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá khế hiệu quả bất ngờ!