Bật mí: Hạt rau hẹ, cây cỏ khô, gừng khô chữa viêm mũi dị ứng thời tiết an toàn mà hiệu quả

Hạt rau hẹ, gừng khô, cây cỏ khô là những vị thuốc chữa viêm mũi dị ứng thời tiết rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Chính vì thế được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng mỗi khi có triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi.

Bật mí: Hạt rau hẹ, cây cỏ khô, gừng khô chữa viêm mũi dị ứng thời tiết an toàn mà hiệu quả Bật mí: Hạt rau hẹ, cây cỏ khô, gừng khô chữa viêm mũi dị ứng thời tiết an toàn mà hiệu quả

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

  • Viêm mũi dị ứng là bệnh đường hô hấp cực kỳ phổ biến ở nước ta. Do thời tiết khí hậu Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, biến đổi khá thất thường.
  • Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở những người có sức đề kháng yếu. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp sẽ dẫn đến những biểu hiện đau mũi, hắt hơi liên tục, nghẹt mũi và chảy nước mũi, vô cùng khó chịu.
  • Viêm mũi xảy ra khi hiện tượng vieemm xuất hiện ngay ở lớp nhầy niêm mạc nằm ở phía trong cùng đường hô hấp. Từ đó sẽ kích thích niêm mạc gây ra cảm giác ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi thường xuyên. Đây là phản xạ của mũi tránh và đẩy những tác nhân gây hại ra khỏi niêm mạc.

Có hai loại viêm mũi dị ứng:

  • Viêm mũi dị ứng có chu kì: Thực chất là viêm mũi dị ứng thời tiết. Khi thời tiết thay đổi đột ngột về nhiệt đột, nóng lạnh thất thường, khiến cơ thể không thể thích nghi kịp, gây ra triệu chứng viêm mũi dị ứng.
  • Viêm mũi dị ứng không có chu kì: Do những dị nguyên ngoài môi trường gây ra như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, lông chó.

Rau hẹ, cây cỏ khô, gừng khô chữa viêm mũi dị ứng an toàn mà hiệu quả

Nếu bạn ngại việc dùng kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống nghẹt mũi chữa viêm mũi dị ứng thì hãy áp dụng những cách đơn giản sau:

Hạt rau hẹ chữa viêm mũi dị ứng thời tiết

vicare.vn-bat-mi-hat-rau-he-cay-co-kho-gung-kho-chua-viem-mui-di-ung-thoi-tiet-toan-ma-hieu-qua-body-1

Dùng hạt rau hẹ chữa viêm mũi dị ứng là một trong những bài thuốc dân gian truyền tai nhau khá hiệu quả. Công thức đơn giản mà mang lại hiệu quả vượt trội:

Nguyên liệu:

  • 20g hạt rau hẹ
  • 10g thiên nhiên kiệu

Cách thực hiện:

  • Hạt rau hẹ rửa sạch
  • Giã nguyễn 20g hạt rau hẹ và 10g thiên nhiên kiệu
  • Nấu hỗn hợp hạt rau hẹ, thiên nhiên kiệu cùng 300ml đến 350ml nước
  • Khi nước sôi, bạn dùng để xông mũi. Chú ý xông khi nước không quá nóng.
  • Xông 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).

Chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt rau hẹ bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rẹt sau 2 ngày sử dụng. Bệnh nhân nên áp dụng đều đặn cho đến khi các triệu chứng bệnh chấm dứt.

Gừng khô và hành khô chữa viêm mũi dị ứng an toàn

vicare.vn-bat-mi-hat-rau-he-cay-co-kho-gung-kho-chua-viem-mui-di-ung-thoi-tiet-toan-ma-hieu-qua-body-2

Gừng cực kỳ hữu hiệu để giải cảm, trị ho, sốt, viêm mũi dị ứng. Đây vừa là vị thuốc đông y vừa là gia vị của rất nhiều món ăn ngon trong bữa cơm gia đình. Khi có triệu chứng viêm mũi dị ứng, hãy áp dụng cách sau:

Nguyên liệu:

  • 2 củ gừng tươi
  • 20g hành khô
  • Giấm nuôi

Cách thực hiện:

  • Gừng tươi và hành khô bỏ sạch vỏ, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đập dập.
  • Cho gừng tươi và hành khô đã đập dập vào nồi với 300ml nước, đun sôi.
  • Trong quá trình đun sôi, thêm một chút giấm để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.
  • Khi nước sôi to, tắt bếp, xông mũi

Với phương pháp này bạn có thể xông mũi ngày 2-3 lần mỗi ngày. Triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, hắt hơi sẽ giảm hẳn.

Dùng cây cỏ hôi khô chữa viêm mũi dị ứng

Cây cỏ hôi hay còn gọi là hoa ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang rất hiệu quả.

  • Nguyên liệu: Một nắm nhỏ cỏ hôi
  • Cách thực hiện: Rửa chặt, cắt thành khúc nhỏ, cho vào cối giã nát
  • Lọc lấy nước cốt cỏ hôi

Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây cỏ hôi rất đơn giản, mỗi ngày bạn chỉ cần lấy nước cỏ hôi nhỏ vào mũi từ 2 -3 lần, mỗi lần từ 1 – 2 giọt. Sau khoảng 5 ngày, bạn sẽ thấy mọi triệu chứng khó chịu viêm mũi dị ứng tan biến.

Việc áp dụng cỏ hôi, gừng khô và hạt rau hẹ chữa viêm mũi dị ứng rất tiết kiệm, an toàn nhưng bạn cần phải kiên trì. Ngoài ra cũng cần thăm khám thường xuyên nếu thấy có dấu hiệu sốt, ngứa mũi hoặc đau vùng xoang mũi.

Xem thêm:

  • Khi mang thai có nên dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng không?
  • Điều trị sớm viêm mũi dị ứng để không tái phát
  • Tại sao nên ưu tiên dùng thuốc nam trong điều trị các bệnh mạn tính?