Bật mí cha mẹ cách dạy trẻ 2 tuổi biết tập trung
Trong các giai đoạn phát triển của bé, thì khi trẻ được 2 tuổi trẻ đã được xem bắt đầu phát triển nhận thức cũng như sự tập trung một cách mạnh mẽ. Bố mẹ đã biết cách dạy trẻ 2 tuổi biết tập trung trong giai đoạn vàng này chưa?
Bật mí cha mẹ cách dạy trẻ 2 tuổi biết tập trung
Bé 2-3 tuổi: Sự phát triển của các giác quan và khả năng tập trung trong học tập
Khi bắt đầu bước sang tuổi thứ 2, nhu cầu khám phá và tìm tòi về thế giới của trẻ ngày càng lớn. Thời điểm này, bé vận dụng tối đa các giác quan của bản thân để tìm hiểu được các sự vật và sự việc xung quanh bé. Vậy ở độ tuổi này bé đang có những thay đổi gì về thể chất cũng như trí tuệ.
Thị giác
Khi được 2 tuổi, thị giác của bé phát triển rất tốt. Bé có thể nhìn thấy được mọi thức trong tầm ngắm giống như mắt của người trưởng thành. Không những vậy bé còn đang trong quá trình hình thành khả năng nhận biết về khoảng cách, bề sâu cũng như sự chuyển động.
Ở độ tuổi này, bé rất thích lắp ghép hai đồ vật lại với nhau dựa vào màu sắc, kích thước và mục đích sử dụng của chúng. Do đó, bạn có thể dạy bé nhận biết màu sắc và các nhóm đồ vật khác nhau trong giai đoạn này.
Tính tò mò
Trẻ 2 tuổi có tính tò mò cao được xem là một dấu hiệu cho thấy bé thông minh. Tuy nhiên, vì quá tò mò mà đôi khi bé có thể trở nên bướng bỉnh và khó dạy bảo.
Cha mẹ cần rất cẩn thận trong phương pháp dạy con ở độ tuổi này, vì nếu lơ là và để bé tự phát triển theo chiều hướng của bản thân thì có thể sẽ hình thành những thói quen không tốt trong giai đoạn đầu đời.
Tập cho bé cách suy nghĩ
Khả năng quan sát là một phần trong quá trình suy nghĩ của bé. Ở độ tuổi này suy nghĩ của bé vẫn còn rất non nớt tuy nhiên bé đã bắt đầu thu nhận và xử lý các thông tin mà bé thu thập được.
Cảm xúc của bé
Bé thường cho rằng các vật vô chi, vô giác như bàn ghế, đồ chơi... cũng có cảm xúc và suy nghĩ như con người bình thường. Đây là một giai đoạn giúp bé phát triển cảm xúc, giúp bé học được sự yêu thương và sự đồng cảm với thế giới xung quanh.
Khả năng tập trung trí nhớ và trí tưởng tượng
Lúc này, hệ thần kinh của bé đã thiết lập được nhiều sự liên hệ cũng như phát triển đã toàn diện hơn, tạo điều kiện cho khả năng tập trung cũng như trí nhớ của bé phát triển.
Đặc biệt, giai đoạn này bé có khả năng tập trung khá tốt, đồng thời có thể quan tâm đến nhiều kênh thông tin khác nhau cùng một lúc.
Bật mí cha mẹ cách dạy trẻ 2 tuổi biết tập trung
Nắm bắt và hỗ trợ được từng bước phát triển giai đoạn đầu đời của con là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là khi bé được 2 tuổi, khi sự tập trung, trí nhớ, các giác quan đang được hoàn thiện và phát triển ở giai đoạn mạnh mẽ. Vậy cha mẹ có thể hỗ trợ cho bé, giúp bé tập trung hơn bằng các cách sau đây:
Hạn chế những nguyên nhân gây nhiễu cho trẻ
Người trưởng thành có khả năng tập trung cao hơn trẻ em, do vậy bạn vẫn có thể suy nghĩ hay làm việc mạch lạc trong điều kiện nhiều tiếng ồn hay có các yếu tố gây phân tâm. Tuy nhiên, ở trẻ 2 tuổi thì các yếu tố gây nhiễu có thể là một cản trở lớn đối với sự tập trung của bé. Bé thường có xu hướng nhạy cảm với nguồn âm thanh mà có thể bạn sẽ không để ý thấy, vì nhiều trẻ mới biết đi có xu hướng thấy âm thanh lớn, kết cấu lộn xộn hơn và mùi vị mạnh hơn người trưởng thành.
Sau thời gian, bé sẽ tự học được cách loại bỏ các yếu tố gây ra phiền nhiễu này, tuy nhiên bạn vẫn có thể giúp bé giảm thiểu các yếu tố đó ngay khi có thể để giúp con có khả năng tập trung cao hơn, đặc biệt là ở giai đoạn bé đang làm quen và bắt đầu học cách để tập trung.
Thay vì việc để cả một đống đồ chơi trong phòng, bạn có thể cho trẻ chọn một vài món và lựa chọn khu vui chơi riêng của mình ở một nơi khác. Ngoài ra, bạn có thể tắt tivi, giảm âm lượng của nhạc, chọn loại nhạc nhẹ nhàng êm dịu sẽ thích hợp hơn là các loại có giai điệu và cường độ quá mạnh.
Quan tâm đến các hoạt động của trẻ
Thay vì việc quan tâm xem trẻ dành bao nhiêu thời gian cho một hoạt động nào đó thì bạn hãy xem xét đến mức độ quan tâm của trẻ đến hoạt động đó và kích thích hay khuyến khích con dành nhiều thời gian hơn cho nó.
Nếu trẻ đang chơi trò chơi phân loại hình hay ghép hình, bạn hãy cổ vũ để trẻ cố gắng tiếp tục thêm một khối hộp nữa hay hoàn thành nốt công việc mà bé đang thực hiện. Việc hoàn thành toàn bộ các khối hình 1 lần là một thử thách không hề dễ dàng với trẻ ở độ tuổi tập đi. Nên bạn hãy khuyến khích bé hoàn thành vài khối trong một lần chơi. Điều này sẽ giúp thúc đẩy quá trình tập trung và kìm hãm sự thất vọng của trẻ.
Việc dõi theo các hoạt động của trẻ không chỉ giúp trẻ tập trung hơn mà còn là sợi dây gắn kết giữa bạn và con, thông qua việc thể hiện sự quan tâm và truyền cảm hứng cho trẻ.
Giúp trẻ xác định lại trọng tâm của hoạt động
Trẻ 2 tuổi có sở thích đi lại và khám phá mọi thứ xung quanh trong lúc bạn đang đọc sách cho con nghe, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bé không nghe bạn đọc.
Một điều rất thú vị đó là trẻ nhỏ lại có khả năng tập trung nhất khi mà chúng đang di chuyển tới lui trong phòng hay ở một khu vực nhỏ nào đó. Bạn có thể kiểm chứng bằng cách hỏi trẻ một cách bất ngờ câu hỏi liên quan đến chủ đề bạn đang đọc, bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên vì bé sẽ trả lời đúng câu hỏi đó.
Nếu cách hỏi trên không mang lại tác dụng thì bạn hãy thực hiện các cách khác để giúp trẻ tập trung vào chuyên môn hơn đó là tiếp cận với nhiều sự tương tác hơn. Ví dụ bạn có thể yêu cầu bé nhảy kiểu con ếch khi bạn đang kể chuyện về con ếch, bạn có thể hỏi trẻ cách mèo kêu khi kể về con mèo...
Hãy chơi theo sở thích của trẻ
Đừng ép trẻ chơi những đồ chơi theo ý của bản thân mình. Không nên ép trẻ chơi xếp hình nếu trẻ thích chơi đồ hàng, không ép trẻ chơi đàn nếu trẻ thích vận động thể thao. Thay vào đó, bố mẹ có thể thúc đẩy sự kết nối sâu sắc giữa trẻ và món đồ chơi mà trẻ yêu thích. Tôn trọng sở thích của con, và ủng hộ con một cách nhiệt thành nhất sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái và tự tin hơn và tăng khả năng tập trung vào các hoạt động hơn
Việc làm trẻ hiểu tường tận về một hoạt động hay đồ vật nào đó bằng kiến thức thực tế và trải nghiệm khách quan sẽ giúp cho trẻ yêu thích món đồ chơi của mình hơn và đồng thời cũng tăng cường khả năng tập trung cho trẻ.
Xem thêm:
- Trẻ 2 tuổi vẫn chưa biết đứng và nói liệu có phải chậm phát triển?
- Tháp dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi mẹ nên biết
- Cha mẹ cần dạy những gì khi trẻ 2 tuổi?