“Bắt bệnh” sốt phát ban dựa trên các triệu chứng thường gặp nhất

Sốt phát ban là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Vậy dựa vào những triệu chứng nào để có thể nhận biết được là có bị sốt phát ban hay không?

“Bắt bệnh” sốt phát ban dựa trên các triệu chứng thường gặp nhất “Bắt bệnh” sốt phát ban dựa trên các triệu chứng thường gặp nhất

Sốt phát ban là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Vậy dựa vào những triệu chứng nào để có thể nhận biết được là có bị sốt phát ban hay không?

Bệnh sốt phát ban là gì?

Bệnh sốt phát ban là tình trạng bệnh đặc trưng bởi hai triệu chứng chính đó là nóng sốt và nổi các đốm ban đỏ ngoài da, các đốm ban này có thể bằng phẳng hoặc nhô lên trên da. Căn bệnh này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, ngoài ra cũng gặp ở cả người lớn, có khi bệnh bùng phát thành những vụ dịch lớn.

Bệnh sốt phát ban thường không nguy hại, bệnh khỏi nhanh chóng khi bệnh nhân được uống thuốc đầy đủ và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, có một vài trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể bị sốt cao, dẫn đến các biến chứng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

vicare.vn-bat-benh-sot-phat-ban-dua-tren-cac-trieu-chung-thuong-gap-nhat-body-1

Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt phát ban là do virus Herpes 6 hoặc 7. Bệnh có thể lây từ người bị bệnh sang người người khỏe mạnh qua việc tiếp xúc cơ thể hoặc tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân, như dùng chung cốc, chén, đũa,... Chính vì vậy bệnh sốt phát ban rất dễ bùng phát thành dịch ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ đang học mầm non.

Người lớn thường ít bị hơn, do có sức đề kháng tốt hơn trẻ em. Tuy nhiên vẫn có nhiều người lớn mắc phải căn bệnh này.

Chẩn đoán bệnh sốt phát ban dựa trên các triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng của bệnh sốt phát ban thường xuất hiện sau khi bệnh nhân nhiễm virus từ 1 - 2 tuần. Có khi các biểu hiện có thể không thấy hoặc là các triệu chứng nhẹ. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp ở bệnh sốt phát ban.

Triệu chứng sốt phát ban ở người lớn

  • Sốt: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sốt phát ban. Ở người lớn thường sốt cao trên 39 độ C, ngay khi phát bệnh. Triệu chứng này thường kéo dài trong khoảng 3 - 5 ngày.
  • Phát ban: Triệu chứng này thường xuất hiện sau những cơn sốt. Trên da xuất hiện các ban đỏ nhỏ bằng phẳng hoặc nổi lên trên da. Các ban đỏ này có thể rải rác toàn thân, cũng có khi tập trung thành từng đám lớn. Một số nốt ban đỏ có thể có một vòng màu trắng bao xung quanh. Các ban đỏ này sẽ biến mất sau một vài ngày.
  • Bệnh nhân có thể thấy nổi hạch ở vùng cổ.
  • Bệnh nhân thấy mệt mỏi, chán ăn.
  • Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng khác như tiêu chảy nhẹ, sưng mí mắt,...

Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em

  • Sốt: cũng giống như ở người lớn, sốt là triệu chứng phổ biến và thường xuất hiện đầu tiên khi trẻ bị sốt phát ban. Điểm khác biệt giữa trẻ em và người lớn là tình trạng sốt ở trẻ có thể đi kèm với các triệu chứng khác như sổ mũi, viêm họng, ho và hạch bạch huyết ở cổ trẻ sưng đau. Tình trạng sốt thường kéo dài khoảng 3-5 ngày.
  • Phát ban: đa phần triệu chứng này xuất hiện sau những cơn sốt. Trên da trẻ xuất hiện các ban đỏ nhỏ có thể bằng phẳng hoặc có khi nổi lên trên bề mặt da. Xung quanh một số nốt ban đỏ có thể có một vòng màu trắng bao quanh.

Điểm khác biệt so với người lớn đó là triệu chứng phát ban ở trẻ em thường bắt đầu từ vùng ngực rồi lan rộng từ từ ra các vùng khác như lưng, bụng rồi tới cổ và cánh tay. Ban đỏ có thể lan tới mặt và chân, cũng có khi không lan tới những vị trí này. Các ban này sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày và không gây khó chịu cho trẻ.

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thấy trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều.
  • Ngoài ra trẻ có thể có các triệu chứng khác như: trẻ chán ăn, bỏ bú, bị tiêu chảy nhẹ, sưng mí mắt,...

Ngoài việc dựa vào các triệu chứng thông thường, để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ cũng có thể cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem có kháng thể chống lại sốt phát ban hay không.

3 cách phân biệt bệnh sốt phát ban với bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi cũng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng nguy hiểm hơn bệnh sốt phát ban. Các bậc phụ huynh có thể bị nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này, dẫn đến những sai lầm trong việc chăm sóc, theo dõi và điều trị cho trẻ. Dưới đây là cách để có thể phân biệt hai căn bệnh này ở trẻ nhỏ.

Trẻ mắc phải một trong hai bệnh này đều có chung những biểu hiện như sốt, mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú, nôn ói hoặc tiêu chảy nhẹ. Phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ như sau:

Cách mọc và lan các nốt ban

  • Với bệnh sốt phát ban thông thường: Thường sau khi sốt đã giảm thì trẻ sẽ có biểu hiện phát ban. Các nốt ban hồng mịn và sáng, ít khi gồ lên trên bề mặt da. Ban thường nổi đồng loạt khắp cơ thể. Sau khi bay, ban thường không để lại dấu vết gì trên da trẻ.
  • Với bệnh sởi: Phát ban ở bệnh sởi xuất hiện theo một trình tự đặc trưng như sau: đầu tiên ban xuất hiện ở phía sau tai, lan ra mặt, sau đó lan xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Và khi biến mất, các ban của sởi cũng biến mất theo thứ tự như trên.

Hình dáng các nốt ban

Ban của bệnh sởi là ban dạng sẩn, nổi gồ lên trên bề mặt da (còn ban của sốt phát ban mịn). Và khi bay, ban của sởi sẽ để lại vết thâm rất đặc trưng trên da, được gọi là “vằn da hổ”.

vicare.vn-bat-benh-sot-phat-ban-dua-tren-cac-trieu-chung-thuong-gap-nhat-body-2

Các triệu chứng khác

Ngoài 2 dấu hiệu phân biệt trên, trẻ bị sởi thường có thêm một trong ba triệu chứng đặc trưng đi kèm là: triệu chứng chảy nước mũi, triệu chứng ho hoặc dấu hiệu mắt đỏ.

Trên đây là những dấu hiệu để phân biệt bệnh sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ em. Các bậc phụ huynh cần lưu ý để tránh nhầm lẫn. Bởi bệnh sốt phát ban là một dạng bệnh lành tính và thường tự khỏi sau 5-7 ngày. Còn sởi là bệnh nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết (ở cả người lớn lẫn trẻ em)

Sốt phát ban và bệnh sốt xuất huyết đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao, ban đỏ của sốt phát ban và xuất huyết dưới da ở bệnh sốt xuất huyết cũng gần giống nhau, nên có thể gây ra nhầm lẫn. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết có những triệu chứng riêng, dễ phân biệt với sốt phát ban như sau:

  • Hiện tượng xuất huyết ở lỗ chân lông (sung huyết ở da).
  • Bệnh nhân bị chảy máu chân răng.
  • Ngoài ra bệnh nhân bị sốt xuất huyết còn có các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn trớ, đau đầu, đau hốc mắt,...

Khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em, cần phải đưa tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa...

Điều trị sốt phát ban như thế nào?

Khi đã biết bị sốt phát ban, bệnh nhân cần được đi khám tại các cơ sở y tế, để bác sĩ thăm khám, đánh giá mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà khi chưa có hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho điều trị và theo dõi ở nhà. Với những trường hợp nặng bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

Bệnh sốt phát ban là do virus gây ra nên việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng. Trong đó triệu chứng phát ban sẽ tự biến mất mà không cần phải can thiệp gì, nên chủ yếu là điều trị sốt và các triệu chứng khác nếu có. Bệnh thường khỏi nhanh sau 3-5 điều trị.

Với những trẻ sau khi thăm khám, được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tại nhà. Phụ huynh cần chú ý theo dõi các triệu chứng của trẻ và cho trẻ khám lại ngay khi có các biểu hiện sau đây:

  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Trẻ bị sốt kéo dài hơn 7 ngày.
  • Tình trạng phát ban không cải thiện tốt sau 3 ngày.

Cách phóng tránh và chăm sóc bệnh nhân bị sốt phát ban

vicare.vn-bat-benh-sot-phat-ban-dua-tren-cac-trieu-chung-thuong-gap-nhat-body-3

Chăm sóc người lớn bị sốt phát ban:

  • Người lớn thông thường khi bị bệnh sốt phát ban thường nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi và uống thuốc hạ sốt khi sốt cao và uống nhiều nước.
  • Bệnh nhân cũng cần vệ sinh sạch sẽ, tránh lây truyền sang người khác. Cần đặc biệt chú ý khi trong gia đình có trẻ nhỏ, tốt nhất nên cách ly trẻ nhỏ với người đang bị sốt phát ban.

Chăm sóc trẻ em bị sốt phát ban:

  • Khi trẻ bị sốt phát ban, cần cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà, không cho trẻ đi học, đi chơi để tránh lây lan sang các trẻ khác.
  • Cho trẻ uống nhiều nước. Với những trẻ còn đang bú mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn.
  • Không để trẻ dùng tay gãi lên trên da.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các loại sữa tắm, nước tẩy rửa, môi trường ô nhiễm khói bụi, hóa chất, lông thú (chó, mèo nuôi trong nhà) nhằm hạn chế việc bệnh tiến triển nặng thêm.

Trẻ em và người lớn đều cần chú ý các điều sau đây để phòng bệnh

  • Cho bệnh nhân nằm ở phòng thoáng mát, tránh gió. Không nên để người bệnh ở nơi tù tùng, chật kín và ẩm ướt.
  • Bệnh nhân bị sốt phát ban, đặc biệt là trẻ em cần thận trọng khi tắm rửa. Trong thời gian bị bệnh, chỉ nên dùng nước ấm lau rửa người.
  • Bệnh nhân không đến những nơi công cộng, nơi có đông người, vì có thể lây truyền bệnh cho nhiều người khác.
  • Người bị sốt phát ban không nên mặc quần áo bó sát và các loại vải dễ gây kích ứng da.
  • Khi bị sốt phát ban, bệnh nhân không ăn trứng, không ăn những thực phẩm khó tiêu như các loại thịt đỏ, tôm, hến, cua, sò,... không uống nước lạnh.

Một số địa chỉ thăm khám và điều trị sốt phát ban uy tín

1. Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương

Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương (hiện có 2 cơ sở) là bệnh chuyên khoa đầu ngành về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới. Chính vì vậy đây là một địa chỉ tin cậy trong việc khám và điều trị bệnh sốt phát ban cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.

Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương cơ sở 1:

  • Địa chỉ: Số 78 - Đường Giải Phóng - Phường Phương Mai - Quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 02435763491.

Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương cơ sở 2:

  • Địa chỉ: Thôn Bầu - Xã Kim Chung - Huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 02435810170.

Giờ làm việc chung của cả 2 cơ sở:

Bệnh viện làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, nghỉ ngày chủ nhật. Cụ thể thời gian làm việc như sau:

  • Buổi sáng: từ 7h30 đến 11h30.
  • Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h00.
  • Cấp cứu 24/24

2. Bệnh viện E

Bệnh viện E là một trong các bệnh viện đa khoa Trung ương, phục vụ nhu cầu khám và điều trị nhiều mặt bệnh cho người dân. Tại đây cũng có chuyên khoa bệnh nhiệt đới, chính vì vậy quý vị có thể tới đây để khám và điều trị bệnh sốt phát ban.

Thông tin về Bệnh viện E:

  • Địa chỉ: Số 89 - Trần Cung - Phường Nghĩa Tân - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 02437543660.
  • Giờ làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6: từ 7h30 đến 17h30. Riêng thứ 7 và chủ nhật: Bệnh viện làm việc từ 8h00 đến 17h.

3. Bệnh viện Nhi Trung Ương

Bệnh viện Nhi Trung Ương là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về Nhi khoa. Bệnh viện chuyên khám chữa bệnh cho trẻ em. Khi trong gia đình có trẻ bị sốt phát ban, bạn có thể cho trẻ tới khám và điều trị tại đây.

Thông tin về Bệnh viện Nhi Trung Ương:

  • Địa chỉ: Số 18/879 La Thành - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội.
  • Số điện thoại: 02462738532.
  • Giờ làm việc:

Bệnh viện Nhi Trung Ương làm việc trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Ngày thứ 7, bệnh viện vẫn làm việc nhưng không được đầy đủ các dịch vụ như ngày thường.

Giờ làm việc cụ thể:

  • Buổi sáng:
  • Mùa hè: từ 7h00 - 11h30
  • Mùa đông: từ 7h00- 12h00
  • Buổi chiều: từ 13h30 - 16h30

4. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Ngoài các bệnh viện công kể trên, quý vị có thể đến các Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên cả nước để khám và điều trị bệnh sốt phát ban cũng như nhiều bệnh khác. Tại đây có đội ngũ chuyên gia y tế đầu ngành, được trang bị các thiết bị hiện đại nhất trên thế giới cung cấp các dịch vụ y tế chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Thông tin về các Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trên cả nước:

Bệnh viện Vinmec Times City (Hà Nội)

  • Hotline: 02439743556
  • Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Vinmec Central Park (TP HCM)

  • Hotline: 028 3622 1166
  • Địa chỉ: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM

Bệnh viện Vinmec Nha Trang (Khánh Hòa)

  • Hotline: 0258 3900 168
  • Địa chỉ: 42A Trần Phú, P. Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang, Khánh Hòa

Bệnh viện Vinmec Hạ Long (Quảng Ninh)

  • Hotline: 0203 3828 188
  • Địa chỉ: Số 10A Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh

Bệnh viện Vinmec Hải Phòng (Hải Phòng)

  • Hotline: 0225 7309 888
  • Địa chỉ: Đường Võ Nguyên Giáp, quận Lê Chân, TP Hải Phòng

Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (Đà Nẵng)

  • Hotline: 0236 3711 111
  • Địa chỉ: Đường 30 tháng 4, Khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Bệnh viện Vinmec Phú Quốc (Kiên Giang)

  • Hotline: 029 7398 5588
  • Địa chỉ: Bãi Dài, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, Kiên Giang

Giờ làm việc của các bệnh viện Vinmec:

  • Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: từ 8h00 - 17h00.
  • Thứ 7: từ 8h00 - 12h00.

Xem thêm:

  • Sốt phát ban – Nhận biết và cách điều trị
  • Bé sốt phát ban có nguy hiểm không?