Bắt bệnh qua 9 vị trí đau bụng bạn nên nắm rõ
Khi đau bụng, các triệu chứng đau bụng có thể biết được nguyên nhân cũng như vấn đề đang gặp phải. Nguyên nhân vùng bụng tập trung hệ thống tiêu hóa và các đầu dây thần kinh. Bài viết sẽ giúp bạn bắt bệnh qua 9 bị trí đau bụng bạn nên nắm rõ để có thể kịp thời điều trị.
Bắt bệnh qua 9 vị trí đau bụng bạn nên nắm rõ
Khi đau bụng, các triệu chứng đau bụng có thể biết được nguyên nhân cũng như vấn đề đang gặp phải. Nguyên nhân vùng bụng tập trung hệ thống tiêu hóa và các đầu dây thần kinh. Bài viết sẽ giúp bạn bắt bệnh qua 9 bị trí đau bụng bạn nên nắm rõ để có thể kịp thời điều trị.
Bắt bệnh qua 9 vị trí đau bụng bạn nên nắm rõ
Đau bụng âm ỉ phía trên dạ dày
Nếu tự dưng bạn bị những cơn đau âm ỉ ở khu vực bụng trên - phía trên dạ dày, hoặc bạn cảm thấy các triệu chứng như đầy hơi thì điều đó có thể là do bạn đang bị đầy bụng chướng khí. Ngoài ra bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như ợ hơi, cảm thấy có gì đó đang chuyển động trong dạ dày.
Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bạn ăn nhanh và nuốt nhanh nên dạ dày hoạt động quá sức do cần co bóp nhiều hoặc do bạn sử dụng đồ uống có ga, bia... khiến đầy bụng. Các sản phẩm từ sữa và đậu cũng hình thành khí quá mức trong dạ dày.
Giải pháp: Để có thể ngăn chặn tình trạng bụng khó chịu này, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ thực phẩm và hạn chế uống các loại đồ uống có ga hay cồn. Ngoài ra để nhanh chóng giải quyết vấn đề bạn có thể sử dụng một viên dầu bạc hà.
Đau ở vùng dưới ngực, vùng trên cùng của bụng
Những cơn đau do bị ợ nóng (trào ngược axit) gây ra. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy vấn đề khác như nóng rát cổ họng và đôi khi cảm thấy có mùi vị khó chịu xộc lên từ cổ họng.
Nguyên nhân: Nhiều loại thực phẩm có thể là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng như sử dụng đồ nhiều dầu mỡ và cay, rượu, mùi nồng như hành, tỏi sống hay đồ uống chứa caffein... Theo các chuyên gia, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến cho chứng ợ nóng tồi tệ hơn.
Giải pháp: Không ăn quá nhiều trong một bữa. Tốt nhất là chia thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày, khoảng từ 5-6 bữa nhỏ thay vì 2-3 bữa ăn lớn.
Nên mặc quần áo rộng để cảm thấy thoải mái, tránh áp lực lên bụng và cố gắng bỏ thuốc lá.
Đau dữ dội ở vùng bụng trên
Viêm loét có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau nhói ở bụng trên và dạ dày. Vết loét xuất hiện do niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Các triệu chứng khác do viêm loét dạ dày gây ra khác như thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đại tiện ra máu hoặc có sẫm màu, sụt cân không rõ nguyên nhân...
Nguyên nhân: Thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh aspirin, kể cả các loại thuốc chống viêm và hút thuốc, uống quá nhiều rượu – nguyên nhân gây đau dạ dày và gây viêm loét.
Giải pháp:
- Hạn chế uống rượu bia, không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày. Không được uống thuốc cùng với rượu.
- Thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trộn với trái cây hoặc rau quả.
- Không hút thuốc lá.
Bụng đau nhói và đầy hơi
Khi hệ thống tiêu hóa nhạy cảm sẽ dễ mặc hội chứng ruột kích thích dẫn đến: Hệ thống tiêu hóa hoạt động rất nhanh và dẫn đến tiêu chảy, hoặc nếu tiêu hóa chậm, lại khiến bạn bị táo bón.
Nguyên nhân: Hội chứng ruột kích thích đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng hội chứng này có thể xảy ra do sự gián đoạn trong “giao tiếp” giữa não bộ và hệ thống tiêu hóa.
Giải pháp: Kiểm soát loại thực phẩm và số lượng dung nạp thực phẩm mà hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Cúm dạ dày
Viêm dạ dày - ruột xảy ra do virus hay cúm dạ dày là một bệnh nhiễm trùng đường ruột . Triệu chứng đi kèm như tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa.
Nguyên nhân: Sử dụng thực phẩm và nước uống không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột.
Giải pháp: Đơn giản nhất là rửa tay trước khi ăn. Các vật dụng để ăn như bát, đũa, chén đều phải được vệ sinh sạch sẽ.
Không dung nạp Lactose
Đau dạ dày và đầy hơi là một số triệu chứng phổ biến cho thấy không dung nạp Lactose - đường và sữa. Hậu quả có thể gây ra như tiêu chảy, tăng khí hoặc táo bón... Ngoài rac có thể đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ và khớp và loét miệng..
Nguyên nhân: Do thiếu hụt enzyme đường ruột.
Giải pháp: Tuân thủ chế độ ăn kiêng không có đường, sữa. Nên bổ sung vào bữa ăn các loại rau củ như bông cải xanh, cải xoăn, cá ngừ hay cá hồi...
Không dung nạp gluten
Triệu chứng phổ biến là tiêu chảy, táo bón, phân có mùi, đầy hơi, đau bụng, gặp vấn đề về da, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân: Có thể là bệnh di truyền trong gia đình.
Giải pháp: Tránh các thực phẩm và sản phẩm làm từ lúa mì.
Sỏi mật
Dấu hiệu của sỏi mật là đau dữ dội ở phần bụng trên. Sỏi mật không dễ phát hiện. nếu nhận ra bị sỏi mật thì lúc đó đã bị viêm, sỏi mắc vào 1 trong ống dẫn từ phần gan tới ruột non. Tới mức này thì triệu chứng sẽ là đau dữ dội và đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, sốt, run rẩy và buồn nôn.
Nguyên nhân: Sỏi mật hình thành do các nguyên nhân như: thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, sử dụng nhiều thực phẩm nhiều chất béo và cholesterol cao, không ăn đủ các thực phẩm giàu chất xơ, hoặc do di truyền, tiểu đường ,...
Giải pháp: Không bỏ bữa và thường xuyên kiểm soát cân nặng của mình. Ăn kiêng khiến giảm cân nhanh cũng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.
Đau bụng dưới bên phải
Đây có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Cần điều trị ngay lập tức để tránh gây nguy hiểm. Triệu chứng nhận biết như đau nhói ở gần rốn hoặc bụng trên rồi di chuyển xuống bụng dưới bên phải, sưng bụng, sốt cao...
Nguyên nhân: Tắc nghẽn bên trong ruột thừa, mô ruột thừa bị mở rộng hoặc do ký sinh trùng tăng trưởng gây nhiễm trùng và làm tổn thương ruột thừa.
Giải pháp: Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như rau quả tươi.
Hi vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích giúp bạn bắt bệnh qua 9 vị trí đau bụng để có thể nhận biết và kịp thời điều trị.
Xem thêm:
- Đau bụng vùng trên rốn có nguy hiểm không?
- Đi tiểu buốt và đau bụng dưới có bị sao không?
- Đau bụng dưới rốn ở nam giới