Báo động đỏ về bệnh lý ung thư dạ dày ngày càng gia tăng đối với người trẻ

Ung thư dạ dày không còn là căn bệnh quá xa lạ đối với nhiều người. Trước đây, ung thư dạ dày chỉ hay xảy ra ở những người trong độ tuổi trung niên trở lên nhưng hiện nay đang ngày càng trẻ hóa ở mức báo động.

Báo động đỏ về bệnh lý ung thư dạ dày ngày càng gia tăng đối với người trẻ Báo động đỏ về bệnh lý ung thư dạ dày ngày càng gia tăng đối với người trẻ

Ung thư dạ dày ngày càng trẻ hóa

Ung thư dạ dày (còn gọi là ung thư bao tử) là tình trạng tăng trưởng quá mức của các tế bào ung thư tồn tại trong lớp niêm mạc dạ dày.

Theo thống kê, tại Việt Nam, ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong 5 bệnh ung thư thường gặp. Ở nam giới, ung thư dạ dày chỉ xếp sau ung thư phổi. Đối với nữ giới thì đứng sau ung thư vú.

Đáng lo ngại là số người mắc bệnh không ngừng trẻ hóa, tỷ lệ bệnh nhân dưới 40 tuổi ngày càng tăng. Đây là hệ lụy từ những tác động xấu của môi trường sống (thực phẩm bẩn, hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không hợp lý), công việc, áp lực cuộc sống, ...

Tuy nhiên, không ít người trẻ tỏ ra thờ ơ trước sức khỏe của bản thân và xem nhẹ việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, quan tâm đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Đây cũng là yếu tố khiến ung thư dạ dày khó kiểm soát, không được điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc.

vicare.vn-bao-dong-do-ve-benh-ly-ung-thu-da-day-ngay-cang-gia-tang-doi-voi-nguoi-tre-body-1

7 dấu hiệu ung thư dạ dày không nên bỏ qua

Xuất hiện máu trong phân

Mặc dù máu xuất hiện trong phân có thể do nhiều nguyên nhân nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Lý do phân có màu đen và dính máu là vì ung thư gây viêm loét, chảy máu trong dạ dày. Hiện tượng này thường xảy ra ở giai đoạn muộn nhưng cũng có thể bắt gặp sớm hơn tùy vào từng trường hợp.

Ăn không có cảm giác ngon miệng

Chán ăn là triệu chứng toàn thân dễ gặp ở bệnh nhân mắc ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Đặc biệt, cảm giác chán ăn ngày càng tăng khi khối u phát triển lớn, ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của cơ thể.

Chính vì thế, nếu đột nhiên cảm thấy không muốn ăn, ăn không ngon miệng, bụng lúc nào cũng có cảm giác no và đi kèm với một số triệu chứng nghi ngờ khác thì cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Thường xuyên đau bụng

Bệnh nhân ung thư dạ dày thường bị những cơn đau bụng vùng thượng vị từng đợt hành hạ. Mức độ đau ngày càng nặng hơn với tần suất liên tục, thường xuyên và không theo quy luật khi khối ung thư phát triển.

Người bệnh cần đi khám sớm để tránh trường hợp nhầm lẫn với bệnh lý khác như viêm túi thừa, sỏi thận, ...

Sụt cân mất kiểm soát

Không nên chủ quan và xem nhẹ nếu bạn đột nhiên bị giảm cân mà không rõ nguyên nhân. Việc sụt cân có thể do chán ăn và là dấu hiệu cho thấy những bất ổn bên trong cơ thể. Đôi khi đây cũng có thể là dấu hiệu độc lập cảnh báo bệnh ung thư dạ dày. Vì thế đừng bỏ qua khi thấy cân nặng giảm trong khi không trong quá trình giảm cân.

Bị ợ nóng

Tình trạng ợ nóng, khó tiêu bất thường, đầy hơi kèm với cảm giác đau vùng bụng hoặc thượng vị là một trong những biểu hiện sớm nhận biết bệnh ung thư dạ dày. Đây là những báo hiệu cho thấy đường ruột của bạn đang gặp vấn đề.

Ợ nóng hay thể hiện qua cảm giác buồn nôn, đau ngực, nóng bừng. Do vậy, ngay khi thấy mức độ ợ nóng xuất hiện quá thường xuyên thì bạn cần đi khám sớm, nhất là những người đang phải dùng thuốc antacids.

Cảm giác no nhanh hơn bình thường

No sớm là dấu hiệu của ung thư bao tử giai đoạn muộn khi khối u phát triển lớn chiếm diện tích của chỗ chứa thức ăn và cơ bụng không còn khả năng đẩy thức ăn qua hệ thống ruột như trước. Lúc này bụng trở nên phình, trướng và có cảm giác no nhưng thực chất thức ăn không hề di chuyển trong ruột.

Khó nuốt

Bạn có thể bị khó nuốt do khối u dạ dày gây chèn ép vào thực quản. Bệnh nhân cảm giác thức ăn bị kẹt trong cổ họng, trào ngược không lâu sau khi ăn, đôi khi có triệu chứng ho hoặc nghẹt thở trong khi ăn uống. Bên cạnh đó là chứng nợ nóng thường đi kèm với khó nuốt.

vicare.vn-bao-dong-do-ve-benh-ly-ung-thu-da-day-ngay-cang-gia-tang-doi-voi-nguoi-tre-body-2

Các giai đoạn tiến triển của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường được chia làm 5 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 0: chưa có dấu hiệu bất thường, tế bào ung thư mới xuất hiện tại niêm mạc bên trong (thường gọi là ung thư biểu mô)
  • Giai đoạn 1: tế bào ung thư bắt đầu di căn dưới 6 hạch bạch huyết ở khu vực lân cận
  • Giai đoạn 2: khối u đã xâm lấn đến lớp dưới niêm mạc
  • Giai đoạn 3: tế bào ung thư tiếp tục lan rộng đến các cơ và 7 – 15 hạch bạch huyết
  • Giai đoạn 4: 15 hạch bạch huyết đã bị tế bào ung thư tấn công với tốc độ phát triển cực nhanh.

Phương pháp để chẩn đoán bệnh

Quá trình kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc ung thư dạ dày thường trải qua các bước như sau:

- Bước 1: khám lâm sàng để nắm các thông tin về tuổi, bệnh sử cá nhân, gia đình, tình trạng sức khỏe, triệu chứng nghi ngờ bệnh, ...

- Bước 2: thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu

  • Nội soi dạ dày: có nhiều phương pháp chẩn đoán, phát hiện sớm các nguy cơ liên quan đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên cho đến hiện tại, nội soi được xem là phương pháp hàng đầu để nhận diện sớm các thương tổn của ung thư dạ dày. Bệnh nhân có thể được nội soi qua miệng gây mê/không gây mê, nội soi qua đường mũi không đau và khó chịu.
  • Chụp cắt lớp vi tính: dựa trên hình ảnh thu được có thể đánh giá tình trạng tổn thương của dạ dày, sự xâm lấn của khối u, ...
  • Sinh thiết: chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh có phải do vi khuẩn HP, mức độ viêm dạ dày, ...
  • Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư: tìm ra kháng nguyên ung thư CA 72-4. Nếu kháng nguyên này có chỉ số cao hơn 6,9 U/ml thì nghĩa là bạn đang mắc phải ung thư dạ dày.

Nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày

  • Nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori) và yếu tố gen di truyền là nguyên nhân hàng đầu gây tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Biến chứng từ các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính, ... Hoặc khi bệnh nhân trải qua phẫu thuật dạ dày sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Thiếu máu ác tính do sụt giảm các tế bào hồng cầu khi ruột không thể hấp thụ vitamin B12.
  • Người có chế độ ăn uống không hợp lý và khoa học như: ăn nhiều đồ nướng, chiên, rán, ăn mặn, thực phẩm chứa nhiều nitrat (thịt hun khói, ướp nhiều muối), ...
  • Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quá sức, không phân bố thời gian ngủ nghỉ phù hợp.
  • Thói quen sử dụng nhiều chất kích thích, đồ uống chứa cồn, rượu bia, đặc biệt là hút thuốc lá, ...
  • Những người hay tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ.

Ung thư dạ dày có di căn không?

Ung thư dạ dày là căn bệnh có nguy cơ di căn khá cao. Trong đó có đến 80 – 90% người mắc bệnh xuất hiện tình trạng di căn. Thông thường, tế bào di căn sẽ đi theo tĩnh mạch, bạch mạch đến ruột, lá lách, gan, ...

Một số biến chứng của bệnh ung thư dạ dày hay gặp là chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, di căn vào gan, phổi, thực quản, hẹp môn vị, ...

Người bệnh thường tử vong do suy kiệt sức khỏe và do một số di chứng trên.

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ đưa ra nhận định ung thư dạ dày có chữa được không và mất bao lâu để chữa.

Đối với bệnh nhân giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm, đáp ứng tốt với phác đồ điều trị thì khả năng sống thêm khoảng 5 năm là 90%, 10 năm là 70%.

Còn đối với trường hợp phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn muộn thì tỷ lệ chữa khỏi cho bệnh nhân kéo dài 5 năm tuổi thọ cao nhất chỉ chiếm 17%.

Chính vì vậy, việc phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị và kéo dài thời gian sống cho người bệnh mắc ung thư dạ dày.

Có nên phẫu thuật đối với ung thư dạ dày?

Bên cạnh phương pháp điều trị cơ bản đối với ung thư là hóa trị và xạ trị thì phẫu thuật thường là biện pháp chữa trị đóng vai trò quan trọng không kém. Trong đó, phẫu thuật dạ dày là hình thức điều trị nòng cốt đối với ung thư dạ dày.

Việc lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày nhằm ngăn chặn tế bào ung thư xâm lấn các bộ phận liên quan là cần thiết và phải thông qua hội chẩn của bác sĩ chuyên khoa ung bướu, tiêu hóa. Có thể thấy phẫu thuật góp phần điều trị triệt để bệnh đối với bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát và giảm nhẹ triệu chứng khi đã sang giai đoạn muộn.

Trong trường hợp bệnh nhân có u lành tính cũng có thể được chỉ định nhằm phòng tránh nguy cơ chuyển thành ác tính.

Khi phải cắt toàn bộ dạ dày, thực quản sẽ được nối trực tiếp với ruột non (hoặc có phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày tạo hình ống tay áo). Lúc này, việc ăn uống, hấp thụ ít nhiều bị ảnh hưởng, đòi hỏi chăm sóc kỹ lưỡng chất lượng bữa ăn cho người bệnh.

Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày

Nên tránh

  • Các thực phẩm quá khô cứng
  • Thực phẩm gây hại bề mặt dạ dày như rượu bia, cà phê, ...
  • Tránh uống sữa khi đói vì men sữa có hại cho dạ dày
  • Các loại đồ chua, cay như ớt, dấm, xoài, cóc, ...
vicare.vn-bao-dong-do-ve-benh-ly-ung-thu-da-day-ngay-cang-gia-tang-doi-voi-nguoi-tre-body-3

Nên ăn

  • Thực phẩm giàu protein từ trứng, phomai. Có thể tăng hàm lượng chất béo từ dầu, bơ. Bổ sung đầy đủ sắt, canxi (bắp cải, thịt đỏ, bông cải xanh, ...)
  • Thực phẩm có hàm lượng chất xơ thấp: nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại củ
  • Rau củ quả tươi: nhằm tăng cường vitamin, chất khoáng, chất xơ cho cơ thể
  • Đậu phụ: chất isoflavone có tác dụng kiềm chế vi khuẩn HP và ngăn cản tế bào ác tính phát triển thành ung thư
  • Các loại nấm: nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm, nấm mèo, ... có chứa nhiều polysaccharide ức chế tế bào ung thư, kích hoạt miễn dịch, vitamin D.

Ngoài ra, người nhà nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm; tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng; chế biến dạng mềm, dễ tiêu hóa; thay đổi thực đơn phong phú; chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, ....

Phòng tránh ung thư dạ dày

  • Hạn chế ăn thức ăn mặn
  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn hun khói, nướng, chiên
  • Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc, sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích
  • Có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện thể chất điều độ, khoa học
  • Cân bằng công việc và cuộc sống để không rơi vào trạng thái căng thẳng
  • Khám sức khỏe định kỳ

Xem thêm:

  • Tưởng bị đầy hơi hóa ra ung thư dạ dày
  • Ung thư dạ dày có chữa được không?
  • Biểu hiện của ung thư dạ dày giai đoạn cuối