Báo động có tới 4177 phụ nữ Việt Nam mắc ung thư cổ tử cung, ngăn chặn và phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách nào hữu hiệu nhất?
Mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt Nam tử vong do mắc ung thư cổ tử cung - đây là con số đáng báo động. Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao do đó là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về ung thư cổ tử cung cũng như biết được các phương pháp phòng tránh thì các chị em hoàn toàn có thể tránh được căn bệnh nguy hiểm này.
Báo động có tới 4177 phụ nữ Việt Nam mắc ung thư cổ tử cung, ngăn chặn và phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách nào hữu hiệu nhất?
Những số liệu báo động về thực trạng mắc ung thư cổ tử cung ở Việt Nam
Theo thống kê, ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và số ca tử vong hàng đầu ở Việt Nam.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2018 thế giới ghi nhận 570.000 ca mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của hơn 300.000 phụ nữ.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ. Mỗi năm ghi nhận khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này. Tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt Nam tử vong do ung thư cổ tử cung.
Bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung phải chịu nhiều hậu quả nặng nề. Có thể kể đến như: suy giảm sức khỏe, nguy cơ vô sinh ở nữ giới, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình.
Nguyên nhân, triệu chứng của ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chủ yếu liên quan đến hai chủng HPV 16 và 18. Bệnh không xảy ra đột ngột mà diễn biến âm thầm, kéo dài từ 5 đến 20 năm.
Một số yếu tố nguy cơ khác có thể tăng khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Hút thuốc lá nhiều
- Nạo phá thai nhiều
- Sinh con khi còn quá trẻ
- Vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách
- Viêm cổ tử cung mãn tính
- Suy giảm miễn dịch
Triệu chứng khi mắc ung thư cổ tử cung thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật để cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung, điều đó tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ. Cũng như các loại ung thư khác, bệnh gây tử vong khi ở giai đoạn cuối.
Có những phương pháp nào phòng ngừa ung thư cổ tử cung?
Không quan hệ tình dục sớm
Quan hệ tình dục ở độ tuổi vị thành niên là một trong những yếu tố nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Nguyên nhân là trong giai đoạn này khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh chưa được tốt. Đây cũng là giai đoạn các bộ phận của cơ quan sinh dục đang hoàn thiện và ở giai đoạn nhạy cảm nhất.
Tiêm vắc xin HPV
Tiêm phòng vắc xin HPV để phòng ngừa mắc ung thư cổ tử cung được khuyến cáo đối với phụ nữ giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi. Đây là loại vắc xin có tác dụng ngăn chặn tiền ung thư chứ không có tác dụng ngăn ngừa ung thư ở giai đoạn chưa di căn hay giai đoạn đã di căn. Nên tiêm vắc xin trước khi quan hệ tình dục lần đầu để vắc xin phát huy được hiệu quả cao nhất. Những phụ nữ dưới 40 tuổi và đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin HPV nhưng hiệu quả của vắc xin sẽ giảm đi đáng kể.
Cải thiện chất lượng cuộc sống
Cải thiện chế độ dinh dưỡng là một biện pháp nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thực đơn hàng ngày của chị em cần đảm bảo đầy đủ vitamin E, A, C và canxi, đây là những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào không bị tổn thương từ đó giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, dâu tây, gừng, nghệ, chuối, trà xanh... cũng là những thực phẩm hỗ trợ chống ung thư cổ tử cung rất hiệu quả.
Xây dựng cuộc sống lành mạnh
Chị em phụ nữ cần luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh stress để nâng cao chất lượng cuộc sống, cùng với đó thường xuyên vận động thể dục thể thao để nâng cao thể trạng. Ngoài ra, chi em cần giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục...
Các chị em cũng nên hạn chế dùng thuốc tránh thai, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp. Cần xây dựng đời sống tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, nên tránh xa thuốc lá và những nơi có khói thuốc lá, không nên sử dụng các loại thuốc kích thích như cà phê rượu, bia, ma túy,...
Khám phụ khoa định kỳ
Thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và kịp thời điều trị các bệnh liên quan đến đường sinh dục, đặc biệt là những biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư cổ tử cung.
Đặc biệt, cần luôn luôn theo dõi những biểu hiện sớm của bệnh ung thư cổ tử cung để kịp thời kiểm tra và khám sàng lọc.
Khi nào chị em nên tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng hoặc ung thư giai đoạn sớm, và cơ hội điều trị thành công cao.
Dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư cổ tử cung bao gồm: Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu; ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục; ra máu âm đạo bất thường; đau tức vùng bụng dưới; đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng. Ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, đặc biệt là được phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư.
Hiện có rất nhiều cơ sở y tế lớn có khả năng khám và sàng lọc ung thư cổ tử cung như: Các cơ sở Bệnh viện K, Bệnh viện Sản trung ương, Bệnh viện Sản Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec...
Nếu không muốn xếp hàng và chờ đợi đông người tại bệnh viện công, bạn có thể lựa chọn các gói khám, sàng lọc tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec. Bệnh viện Vinmec có khả năng triển khai xét nghiệm gen để sàng lọc ung thư ngay tại chỗ mà không cần phải chuyển mẫu ra nước ngoài. Chất lượng xét nghiệm đảm bảo, tương đương tiêu chuẩn Châu Âu.
Vinmec cũng cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung như là một dịch vụ quan trọng của gói chăm sóc sức khỏe phụ nữ hoặc có thể làm xét nghiệm riêng biệt theo yêu cầu của bạn.
Quy trình khám sàng lọc ung thư cổ tử cung
Quy trình khám sàng lọc ung thư cổ tử cung sẽ diễn ra như sau:
- Đầu tiên là khám lâm sàng
- Tiếp đó, các chị em được sàng lọc bằng 2 phương pháp: Xét nghiệm ThinPrep và test HPV.
- Trả kết quả. Chị em nào có kết quả bất thường sẽ được hẹn đến làm các thăm dò chuyên sâu khác như: Soi cổ tử cung, sinh thiết, ...
Thời điểm và những lưu ý để khám sàng lọc tốt nhất:
- Hai tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian tốt nhất để khám sàng lọc.
- Không đặt thuốc âm đạo trong vòng 48h trước khi xét nghiệm.
- Không quan hệ tình dục tối hôm trước khi xét nghiệm.
Xem thêm:
- Ung thư cổ tử cung và các nguyên nhân gây bệnh
- Cảnh báo và điều trị ung thư cổ tử cung
- Phụ nữ cần biết 5 căn bệnh về cổ tử cung thường gặp này