Bảng đo chiều cao cân nặng cực chuẩn xác cho bé trai và bé gái mẹ nào cũng cần phải biết

Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 - 5 tuổi dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có được một nền tảng để đánh giá chính xác nhất về sự tăng trưởng cân nặng và chiều cao của bé, qua đó giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và có cách chăm sóc bé phù hợp hơn.

Bảng đo chiều cao cân nặng cực chuẩn xác cho bé trai và bé gái mẹ nào cũng cần phải biết Bảng đo chiều cao cân nặng cực chuẩn xác cho bé trai và bé gái mẹ nào cũng cần phải biết

Ngày nay, quan niệm trẻ em càng “sổ sữa” càng đáng yêu đã dần dần bị tụt hậu. Các bậc cha mẹ hiện đại đã và đang rất chú ý đến sự phát triển cân đối nhất cho trẻ em để đảm bảo sức khỏe của bé. Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 - 5 tuổi dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có được một nền tảng để đánh giá chính xác nhất về sự tăng trưởng cân nặng và chiều cao của bé, qua đó giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và có cách chăm sóc bé phù hợp hơn.

Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO

Các chỉ số về chiều cao, cân nặng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sức khỏe của con người. Không phải dư thừa mà bất kỳ ai khi đến cơ sở y tế khám chữa bệnh đều phải đo chiều cao và cân nặng. Đối với trẻ em cũng vậy, chiều cao và cân nặng của trẻ phản ánh rất rõ nét về sự tăng trưởng của trẻ và cách chăm sóc, nuôi nấng của cha mẹ. Nắm được Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn xác sẽ giúp ích rất nhiều cho các bậc cha mẹ để theo dõi sức khỏe của con. Sau đây là bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 5 tuổi theo giới tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bảng đo cân nặng của bé gái từ 0 - 5 tuổi (đơn vị tính: kg)

vicare.vn-bang-do-chieu-cao-can-nang-cuc-chuan-xac-cho-be-trai-va-be-gai-me-nao-cung-can-phai-biet-body-1
vicare.vn-bang-do-chieu-cao-can-nang-cuc-chuan-xac-cho-be-trai-va-be-gai-me-nao-cung-can-phai-biet-body-2

Bảng đo cân nặng cho bé trai từ 0 - 5 tuổi (đơn vị tính: kg)

vicare.vn-bang-do-chieu-cao-can-nang-cuc-chuan-xac-cho-be-trai-va-be-gai-me-nao-cung-can-phai-biet-body-3
vicare.vn-bang-do-chieu-cao-can-nang-cuc-chuan-xac-cho-be-trai-va-be-gai-me-nao-cung-can-phai-biet-body-4

Bảng đo chiều cao cho bé gái từ 0 - 5 tuổi (đơn vị tính: cm)

vicare.vn-bang-do-chieu-cao-can-nang-cuc-chuan-xac-cho-be-trai-va-be-gai-me-nao-cung-can-phai-biet-body-5
vicare.vn-bang-do-chieu-cao-can-nang-cuc-chuan-xac-cho-be-trai-va-be-gai-me-nao-cung-can-phai-biet-body-6
vicare.vn-bang-do-chieu-cao-can-nang-cuc-chuan-xac-cho-be-trai-va-be-gai-me-nao-cung-can-phai-biet-body-7

Bảng đo chiều cao cho bé trai từ 0 - 5 tuổi (đơn vị tính: cm)

vicare.vn-bang-do-chieu-cao-can-nang-cuc-chuan-xac-cho-be-trai-va-be-gai-me-nao-cung-can-phai-biet-body-8
vicare.vn-bang-do-chieu-cao-can-nang-cuc-chuan-xac-cho-be-trai-va-be-gai-me-nao-cung-can-phai-biet-body-9
vicare.vn-bang-do-chieu-cao-can-nang-cuc-chuan-xac-cho-be-trai-va-be-gai-me-nao-cung-can-phai-biet-body-10

Hướng dẫn sử dụng bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ

Cách tra Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ cực kì đơn giản, các bậc cha mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: đo chiều cao, cân nặng của bé vào lúc sáng sớm.
  • Bước 2: dùng Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ theo đúng giới tính.
  • Bước 3: tìm độ tuổi của trẻ ở cột dọc đầu tiên, sau đó nhìn hàng ngang để thu được các thông số cân nặng (từ suy dinh dưỡng đến béo phì) và chiều cao (giới hạn tối thiểu và tối đa) để xác định tình trạng tăng trưởng hiện tại của trẻ.

Ý nghĩa thông số:

  • Median: cân nặng trung bình tốt nhất cho trẻ
  • -1 SD: trẻ thiếu cân
  • -2 SD: trẻ suy dinh dưỡng
  • -3 SD: trẻ suy dinh dưỡng nặng
  • 1 SD: trẻ thừa cân
  • 2 SD: trẻ béo phì
  • 3 SD: trẻ thừa cân béo phì

Cha mẹ cần nhớ gì về chỉ số tăng trưởng cân nặng của trẻ

Khi theo dõi cân nặng của trẻ, không ít bố mẹ thực hiện cân và đo gần như là mỗi ngày, đôi khi điều này khiến bố mẹ lo lắng vì bé tăng hoặc sụt cân khá dao động. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có một vài điểm mà cha mẹ cần nhớ:

  • Bé sơ sinh trong thời gian từ 1 - 5 ngày đầu tiên sau sinh có thể bị sụt cân sinh lý và sẽ bắt đầu tăng cân nhanh từ thời điểm giữa hoặc sau sinh 1 tuần do trẻ cần thời gian thích nghi với môi trường mới khác hoàn toàn với tử cung của trẻ. Điều này có thể khiến cha mẹ lo lắng, tuy nhiên cũng đừng vội hoảng sợ, nếu sau 5 ngày mà trẻ vẫn sụt cân thì cha mẹ hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa.
  • Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng sẽ dao động từ 2.9 – 3.8kg là bình thường và tốt nhất, nếu cân nặng sơ sinh của bé (bất kể trai hay gái) dưới 2.5kg thì gọi là suy dinh dưỡng bào thai.
  • Trong giai đoạn từ 0 - 3 tháng đầu tiên sau sinh, mỗi tháng bé sẽ tăng từ 600 - 800g, tuy nhiên vẫn có tháng tăng 1- 1.5kg là hoàn toàn bình thường, giai đoạn này bố mẹ đừng nên khắt khe, vì trẻ thừa vài trăm gam so với tiêu chuẩn trong Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ mà cắt giảm bữa ăn của trẻ
  • Khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 4 – 6, tăng trưởng cân nặng trung bình dao động từ 500 – 600 g/tháng.
  • Đến khi trẻ được 7 – 12 tháng tuổi, trẻ sẽ tăng khoảng 300- 400g/tháng là tốt nhất.
  • Trong giai đoạn từ 1 – 2 tuổi (từ tháng thứ 12 đến tháng thứ 24) mức tăng trưởng cân nặng nên giữ đều đặn từ 150g trở lên/tháng. Đặc biệt, cha mẹ có thể nhớ 1 đặc điểm, khi trẻ được 1 tuổi, cân nặng của trẻ nên gấp 3 lần so với cân nặng lúc mới sinh (cân nặng sơ sinh).
  • Khi trẻ đã được 2 tuổi, cân nặng trung bình nên tăng từ 100 – 200 g/tháng, mỗi năm trẻ nên tăng đều từ 2 - 3kg.

Lưu ý khi lấy số đo cân nặng

  • Nên cho trẻ đi tiểu tiện - đại tiện trước khi cân, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
  • Bỏ bớt quần áo, tã... ra khỏi người trẻ trước khi tiến hành cân.
  • Chỉnh cân về 0, nên chọn cân tin tưởng để đảm bảo con số chính xác nhất, vì chỉ lệch một tí cũng khiến con bạn bị sai lệch mức đạt chuẩn.
  • Trẻ sơ sinh nên cân theo dạng nằm, tránh cử động mạnh hoặc té ngã sẽ làm kim chỉ bị rung khiến kết quả không chính xác.

Cha mẹ cần nhớ gì về chỉ số tăng trưởng chiều cao của trẻ

Cha mẹ nên ghi chép lại sự tăng trưởng chiều cao của trẻ để theo dõi, hãy ghi nhớ những đặc điểm sau đây:

  • Trẻ sơ sinh trung bình sẽ dài (chiều cao) khoảng 50cm và có tốc độ phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên sau khi sinh. Trong giai đoạn từ tháng 1 - 6 tháng tuổi, mức tăng chiều cao trung bình hàng tháng của trẻ nên đạt được khoảng 2.5 cm/tháng. Tháng thứ 7 – 12, chiều cao của bé vẫn tiếp tục tăng trung bình từ 1.5 cm/ tháng.
  • Vào năm thứ 2 - tức là khi trẻ đã được 1 tuổi đến khi được 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng chiều dài bắt đầu chậm lại so với năm đầu, mỗi năm trẻ chỉ tăng được khoảng 10 - 12 cm.
  • Với những trẻ trên 2 tuổi cho đến thời điểm trước dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng đều, trung bình từ 6 - 7 cm/năm.

Lưu ý khi lấy số đo chiều cao

  • Với trẻ sơ sinh nên đo nằm, bé trên 24 tháng có thể đo đứng bằng bảng đo chiều cao.
  • Bỏ giày - dép, mũ trước khi đo.
  • Yêu cầu trẻ nằm thẳng hoặc đứng thẳng khi đo.
  • Chiều cao được tính từ vị trí của đầu ngón chân lên tới đỉnh đẩu.
  • Thông thường, bé trai sẽ có chiều cao và cân nặng nhỉnh hơn một chút so với bé gái.

Cha mẹ phải làm thế nào để trẻ tăng cân đều và đạt chuẩn theo Bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ?

Mẹ nên cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Mỗi lần cho trẻ bú, nên để trẻ bú hết 1 bên cho cạn sữa, vì những dòng sữa cuối cùng của mỗi bầu sữa đều rất giàu dinh dưỡng và bổ dưỡng nhất.

Nên đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, khẩu phần ăn cần đa dạng các loại thực phẩm, cân đối 4 nhóm dinh dưỡng: đạm, tinh bột - đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Chú trọng lượng thực phẩm trong bữa chính nhưng cũng không quên bổ sung những bữa phụ của trẻ với các thực phẩm đa dạng như: trái cây, sữa chua, bánh... tuy nhiên, bữa chính và bữa phụ phải cách nhau ít nhất 1 giờ đồng hồ.

Đối với trẻ ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân, cha mẹ nên cho trẻ đi sổ giun định kỳ để loại bỏ các yếu tố nguy cơ trong cơ thể trẻ, giúp trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Xem thêm:

  • Bảng tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh tới 12 tháng tuổi
  • Cân nặng và chiều cao cho trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO
  • Tiêu chuẩn cân nặng hợp lý cho các bé 1 tuổi