Bạn phải làm gì nếu con bạn trở nên bướng bỉnh?

Đột nhiên cu Tí nói “Con muốn về nhà”. Cu Tèo chạy tới giật điều khiển khỏi tay mẹ và bấm chuyển kênh. Bé Na gào thét và ném đồ vào bố mình. Bé Mít đi học muộn nhưng không bao giờ sẵn sàng rời khỏi giường v.v... Trong tất cả những tình huống trên, dù những đứa trẻ đều cư xử không đúng, rất ít khi các bậc cha mẹ và giáo viên tìm hiểu để thấy được sự khác biệt. Đôi khi chúng t...

Bạn phải làm gì nếu con bạn trở nên bướng bỉnh? Bạn phải làm gì nếu con bạn trở nên bướng bỉnh?

Đột nhiên cu Tí nói “Con muốn về nhà”. Cu Tèo chạy tới giật điều khiển khỏi tay mẹ và bấm chuyển kênh. Bé Na gào thét và ném đồ vào bố mình. Bé Mít đi học muộn nhưng không bao giờ sẵn sàng rời khỏi giường v.v...

Trong tất cả những tình huống trên, dù những đứa trẻ đều cư xử không đúng, rất ít khi các bậc cha mẹ và giáo viên tìm hiểu để thấy được sự khác biệt. Đôi khi chúng ta thấy việc phạm lỗi hay bướng bỉnh ngỗ nghịch đều như nhau cả, nhưng nếu tìm hiểu cặn kẽ, có lẽ sẽ thấy được một vài sự khác biệt. Nếu bậc cha mẹ chúng ta không thể tìm ra điểm cốt lõi, chúng ta khó có thể giúp đỡ được những đứa trẻ. Nhiệm vụ đầu tiên chính là tìm ra mong muốn thực sự của những đứa trẻ khi trở nên bướng bỉnh khó bảo. Bố mẹ cần tìm hiểu xem cảm xúc thực sự của những đứa trẻ là gì khi nổi cáu lên như vậy. Hãy thử tham khảo 4 tình huống sau.

1. Bướng bỉnh vì muốn được chú ý.

Khi chúng ta cảm thấy phiền nhiễu, chúng ta thậm chí cũng sẵn sàng quát những đứa trẻ. Cảm giác này của bố mẹ chính xác là sự chú ý mà trẻ con muốn. Những điều bạn cảm nhận với tư cách là giáo viên hay là phụ huynh rất quan trọng để tìm ra nguyên nhân thật đằng sau sự hỗn láo của trẻ con là gì. Trẻ con sẽ tạm thời dừng những hành động đó lại khi được chú ý, và tiếp tục quấy phá sau khi nghỉ một lúc. Giống như cu Tí nói “Con muốn về nhà” vậy, cậu bé sẽ im lặng khi mẹ cậu bé chú ý đến cậu bé. Nhưng một lúc sau cậu bé lại tiếp tục nói “Về nhà đi mẹ.” Mục đích của những đứa trẻ chỉ là “Con muốn đếm xem con được chú ý hoặc được quan sát bao nhiêu lần thôi."Trong những trường hợp này, hãy tránh giao tiếp bằng mắt hay lời nói. Sự giao tiếp không lời khiến chúng cảm thấy được chú ý hơn. Hãy thử vỗ nhẹ vào vai hoặc vuốt nhẹ tóc đứa trẻ một cách động viên, sẽ tốt hơn việc cảm thấy khó chịu và quát đứa bé “Năm phút nữa!”. Ngoài ra, cũng nên áp dụng một số phương pháp giáo dục để ngăn chặn tình trạng này. Nếu mục đích thường thấy của con bạn chỉ là muốn được chú ý, bạn nên dạy chúng những cách khác để có được sự chú ý, những phương pháp khác nhau cũng là một sự sáng tạo. Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh với đứa trẻ rằng, dù không ai đặc biệt chú ý đến con, thì con cũng là một người rất quan trọng.

vicare.vn-ban-phai-lam-gi-neu-con-ban-tro-nen-buong-binh-body-1

2. Khi mục đích là vì “sức mạnh”.

Trong trường hợp này, bạn sẽ cảm thấy thách thức và khiêu khích. Bạn cảm thấy mình cần sức mạnh khi con cư xử hỗn láo, và sẽ có suy nghĩ rằng “dù thế nào nó cũng không thoát khỏi lòng bàn tay mình”. Mặt khác, con bạn sẽ càng gia tăng những hành vi của mình, nó muốn chiến thắng và muốn trở thành người cầm quyền. Một suy nghĩ ẩn sau hành động này là “Con thống trị được bao nhiêu lần” hay “Mọi người đang làm việc mà con muốn” hoặc “Mọi người không thể kiểm soát con được”. “Trò chơi quyền lực” cần được dàn xếp thật khéo léo, việc này thường xảy ra khi bố mẹ cũng muốn chứng minh rằng con mình vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Việc tốt nhất mà bố mẹ có thể làm trong những tình huống như thế này là đưa ra các sự lựa chọn và dừng ra lệnh lại. Hãy chấm dứt ngay việc tranh cãi, cố gắng duy trì việc giao tiếp bằng mắt một cách thân thiện, hãy vững vàng và bình tĩnh. Hãy giúp con mình cảm nhận được quyền lực theo một cách nào đó. Thế nên, thay vì bất ngờ đi tới tắt tivi và quát tháo “Không được xem TV nữa”, và thử nghĩ xem có cách giải quyết nào khác không. Bạn có thể thử đưa ra những sự lựa chọn khác về việc dừng xem TV, và đừng nói rằng bạn đã thử hết các cách rồi nhé. Thông thường những ông bố bà mẹ gặp rắc rối với vấn đề kiểm soát quyền lực đột nhiên trở nên mất kiểm soát và nói những câu như “Chúng tôi đã thử mọi cách rồi.” Nhưng thực sự thì chưa đâu nhé.

vicare.vn-ban-phai-lam-gi-neu-con-ban-tro-nen-buong-binh-body-2

3. Khi mục đích là để đáp trả.

Cũng giống như mỗi khi chúng ta bị đau hay giận dữ, chúng ta đều nghĩ ngay rằng “Sao người ta có thể làm thế với mình?” Đối với những đứa trẻ có mục đích là đáp trả, chúng sẽ làm điều đó cả với bạn. Chúng thường nghĩ “Nếu mọi người có thể làm mình đau, vì sao mình không thể làm họ đau”, trong những trường hợp này, bố mẹ sẽ cảm thấy rất sốc, rất tổn thương và tìm ngay những cách khác để lập tức kiểm soát con mình.

Trước hết, hãy dẹp sự bực bội của mình đi và đồng cảm với con. Tuyệt đối đừng làm chúng tổn thương bằng việc nhắc lại những sai lầm mà chúng đã phạm phải. Quan trọng nhất là phải gây dựng lại mối quan hệ, hàn gắn lại những vết thương, sửa những sai lầm của chính mình. Trong tình huống như vậy, mắng hay phạt đều không có tác dụng gì cả, vì khi phạt một đứa trẻ không nghĩ mình sai, sẽ càng khiến chúng cho rằng bạn mới là kẻ xấu. Bố mẹ nên cân nhắc kỹ về từ ngữ mà mình dùng để nói với con, cố gắng cư xử tinh tế và tâm lý hơn trong những tình huống khó. Những gia đình có con hay đổ lỗi cho hoàn cảnh vì những hành vi của mình hoặc có mục đích là đáp trả, thì thường không chịu trách nhiệm cho những hành vi của con mình. Những đứa trẻ không thể đáp trả lại bố mẹ mình thì thường trút nó lên bạn bè hoặc những người khác. Đập vỡ kính hay các tài sản khác của trường mà một biểu hiện trả đũa cách bố mẹ hay thầy cô đối xử với chúng. Là phụ huynh, hãy chịu trách nhiệm nghiêm khắc về những hành vi này của con, hơn là nói “Ở nhà nó ngoan lắm”. Những thay đổi quan trọng đều phải từ bố mẹ mà ra, cũng như cách chúng ta nói chuyện hay bộc phát cơn giận với nhau hoặc với những người khác, hàng xóm, người giúp việc v.v...

vicare.vn-ban-phai-lam-gi-neu-con-ban-tro-nen-buong-binh-body-3

4. Khi mục đích là để thể hiện sự bất lực, tự ti

Khi bố mẹ cảm thấy thất vọng, không kiểm soát được hoặc cảm thấy thương xót những đứa trẻ của mình, mục đích của bọn trẻ chỉ là muốn thể hiện sự tự ti của chúng. Bọn trẻ bắt đầu có cảm giác này khi mọi sự cố gắng đều vô ích, mọi hành động trở nên rất tiêu cực, và luôn cố để thoát khỏi tình huống này. Suy nghĩ trong đầu chúng là “Mình chẳng làm đúng chuyện gì cả, nên thôi mình đừng làm gì nữa.” “Mình chẳng có gì tốt cả”. Những hành vi xấu xảy ra vào buổi sáng khi chúng đi học muộn hoặc vào tối muộn khi chúng chợt nhớ ra bài tập mà chúng phải nộp ở trường vào ngày mai. Chúng thách thức mục tiêu trở thành bố mẹ tốt của bạn, thế nên bạn bắt đầu làm hộ chúng tất cả mọi việc của chúng.

Các bậc cha mẹ nên dừng ngay việc xót con và làm hộ việc cho con đi, thay vào đó bạn có thể sắp đặt cho con một chút thành công hay chiến tích nho nhỏ, không làm hộ con. Hãy khen ngợi con để chúng cảm thấy có động lực, cũng đừng khen ngợi sai cách, vì sẽ khiến chúng cảm thấy chúng thật ngu ngốc khi làm xong việc này. Không có đứa trẻ nào ngu ngốc cả, nên hãy khen đúng cách. Hãy giúp con bạn suy nghĩ tích cực hơn, đừng dung túng những suy nghĩ tiêu cực. Hãy chia thành từng mục tiêu nhỏ để con bạn có thể hoàn thành và vượt qua từng rào chắn nhỏ một, hãy khiến con bạn cảm thấy chúng có năng lực và có ích.

vicare.vn-ban-phai-lam-gi-neu-con-ban-tro-nen-buong-binh-body-4

Dù có rất nhiều trẻ con chỉ có một hoặc hai trong số các mục đích trên, nhưng chúng có thể kết hợp các hành vi sai của mình để đạt được mục đích mà chúng muốn. Thế nên, tốt hơn hết là hãy chuẩn bị cả bốn tình huống vì khi trẻ con cư xử không tốt, chúng cũng không thể biết được chúng ta đã chuẩn bị sẵn phương án giải quyết cho loại hành vi nào. Tất cả mục đích của trẻ con khi có những hành vi ngỗ ngược chỉ là vì muốn thực hiện được công việc của mình. Hãy bắt đầu trở thành những người bố người mẹ thông thái hơn bằng cách hiểu rõ mục đích của con và phản hồi đúng hướng.

(Nguồn: www.practo.com)