Bạn nên làm gì khi bé bị bỏng?

Khi bé bị bỏng, làm thế nào để xác định được mức độ bỏng và cách điều trị phù hợp? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các thông tin sơ cứu bỏng cho bé hữu ích

Bạn nên làm gì khi bé bị bỏng? Bạn nên làm gì khi bé bị bỏng?

Khi bé bị bỏng, việc đầu tiên là hãy đưa em bé ra khỏi các nguồn gây bỏng và thoát khỏi nguy hiểm. Nếu quần áo của bé đang bị cháy, dập tắt ngọn lửa bằng khăn, chăn, hoặc bất cứ thì gì đó có sẵn.

Nếu bé ngừng thở, thực hiện hô hấp nhân tạo và nhờ người khác gọi cấp cứu ngay. (Nếu bạn ở đang một mình, hãy gọi cấp cứu sau khi hô hấp nhân tạo cho bé khoảng 2 phút)

Nếu bé vẫn đang thở, hãy gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến ngay phòng cấp cứu. Đặt một miếng vải vô trùng sạch sẽ trong vùng bị bỏng nếu có thể, nhưng đừng cố gắng tự điều trị một vết bỏng nặng. Và hãy cẩn thận không chạm trực tiếp vào vết bỏng của bé hoặc thổi vết thương, vì vết thương rất dễ bị nhiễm trùng.

bé bị bỏng
Khi bé bị bỏng, việc đầu tiên là hãy đưa em bé ra khỏi các nguồn gây bỏng

Liệu bé có cần nhập viện không ?

Nếu bé bị bỏng độ ba - hay bỏng độ nhẹ hơn nhưng diện tích bỏng lớn- bé có thể cần phải được theo dõi tại bệnh viện. Bỏng cấp độ hai đôi khi có thể chỉ cần theo dõi mà không cần ở lại bệnh viện. Bé sẽ cần phải thường xuyên đến thăm bác sĩ để thay băng và theo dõi.

Làm thế nào tôi có thể xác định mức độ nghiêm trong của vết bỏng?

Bỏng độ một là mức bỏng nhẹ nhất, khi đó chỉ có lớp ngoài da bị tổn thương. Bỏng độ một khiến da bị tấy đỏ và, đôi khi, sưng nhẹ. Trông vết bỏng khá giống như bị cháy nắng.

Bỏng cấp độ hai xảy ra khi lớp thứ hai của da đã bị tổn thương, dẫn đến phồng rộp và sưng. Đây là loại bỏng thường gây nhiều đau đớn.

Bỏng độ ba là nghiêm trọng nhất. Da, có thể xuất hiện màu trắng hoặc bị cháy, bị thương nặng - đôi khi ở dưới bề mặt. Bỏng độ ba thường không đau, nhưng điều này là do các dây thần kinh đã bị đứt.

Tôi có nên đưa con đến bác sĩ?

Đưa con bạn đến bác sĩ ngay nếu bé bị bỏng nặng hơn độ một; nếu vết bỏng rộng (đường kính lớn hơn hai inch) hay khi vết bỏng nằm trên mặt, tay, hay bộ phận sinh dục của con hoặc nếu bé bị bỏng điện.

Tôi nên làm gì với một vết bỏng ít nghiêm trọng?

bé bị bỏng

Nhanh chóng làm mát vùng bỏng bằng cách ngâm trong nước lạnh hoặc chườm mát trong 10-15 phút. Lau khô vết bỏng bằng một chiếc khăn sạch và che lại bằng một miếng băng vô trùng.

Hãy hỏi bác sĩ về việc cho bé dùng một liều thích hợp acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. (Không bao giờ được dùng aspirin cho trẻ em vì nó có thể gây ra một tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm được gọi là hội chứng Reye.)

Nếu vết bỏng bắt đầu đóng vảy, chỉ cần bôi thuốc mỡ khử trùng và băng lỏng vết thương bằng băng sạch. Không nên cố gắng để bóc lớp vảy – vì đây là một phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh của da.

Không nên bôi bơ, mỡ, kem dưỡng da, hoặc bột lên vết bỏng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Và không sử dụng nước đá vì nó có thể làm da tổn thương hơn.

Vết bỏng độ một có thể điều trị lành chỉ trong một vài ngày, nhưng một vết bỏng cấp độ hai có thể mất một vài tuần. Nếu bé có dấu hiệu của nhiễm trùng trong khi vết bỏng đang lành, hãy đưa bé đến bác sĩ. Các dấu hiệu của nhiễm trùng bao gồm tăng cơn đau, sưng, đỏ, tiết dịch hay mủ, có mùi hôi, sưng hạch bạch huyết, sốt, hoặc có vệt đỏ lan rộng từ các vết bỏng.

Tôi nên làm thế nào khi bé bị bỏng hóa học?

Vết bỏng do các dung dịch kiềm, axit, hoặc hóa chất mạnh khác có thể trông giống như cháy nắng. Hãy cởi quần áo cho bé, thâm chí cắt đi nếu cần thiết để tránh hóa chất thấm sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu hóa chất khô (như bột), tìm thấy một cách an toàn để gỡ ra khỏi da của bé.

Rửa sạch các khu vực bị bỏng bằng nước mát trong ít nhất 15 phút và rửa nhẹ nhàng với xà phòng và nước. Không bôi bất kỳ loại kem hoặc thuốc mỡ nào lên vết thương. Băng lại vết bỏng với vải khô vô trùng.

Nếu chất hóa học đã thâm nhập vào làn da, gây ra bỏng cấp độ hai, hãy đưa bé đến bác sĩ. Bạn cũng cần đưa bé tới bác sĩ ngay nếu vùng da bị bỏng có đường kính lớn hơn hai inch hoặc ở trên đôi mắt, bàn tay, bàn chân, hoặc vùng sinh dục của bé.

Nếu bé nuốt hoặc hít phải bất kỳ loại hóa chất nào, hãy ngay lập tức gọi Trung tâm kiểm soát chất độc để được hướng dẫn. Nếu hóa chất văng vào mắt, hãy rửa chúng trong vòng 20 phút với nước sạch đun sôi để nguội, sau đó đưa bé đến phòng cấp cứu.

Làm thế nào để tôi có thể ngăn ngừa các nguy cơ gây bỏng cho con?

Điều quan trọng là bạn có tất cả các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ em bé của bạn khỏi bị bỏng. Da của trẻ em mỏng hơn da người lớn, vì vậy nó sẽ bị bỏng hơn. Trẻ em dưới 4 tuổi cũng có nhiều nguy cơ bị biến chứng do bỏng.

bé bị bỏng

Dưới đây là một số biện pháp thông thường bạn có thể làm để giảm khả năng bị bỏng cho bé:

  • Cài đặt và thường xuyên kiểm tra báo động khói trong nhà của bạn.
  • Đặt một bình chữa cháy tại nơi có nguy cơ cháy lớn nhất, chẳng hạn như trong nhà bếp hoặc gần lò sưởi.
  • Sử dụng các loại bếp có hệ thống đốt phía sau nếu có thể. Nếu bạn phải sử dụng loại lò bếp đun phía trước, hãy quay tay cầm của nồi về phía sau.
  • Đừng bế bé trong lòng khi uống nước nóng, và không cố gắng để bế bé bằng một tay trong khi mang theo một thức uống nóng bằng tay còn lại.
  • Đặt thức ăn nóng và thức uống xa các cạnh bàn. Và không đặt chúng trên lót cốc hoặc khăn trải bàn vì bé có thể kéo chúng xuống.
  • Để giảm nguy cơ bị bỏng trong bồn rửa hoặc bồn tắm, cài đặt nhiệt độ bình nóng lạnh không cao hơn 50 độ C.
  • Để bàn là, nến hoặc các vất có thể gây bỏng khác ngoài tầm với của trẻ
  • Sử dụng một màn chắn lò sưởi ở phía trước lò sưởi, và giữ cho bé ở xa khu vực đó.Bạn cũng nên để bé tránh xa khỏi bếp củi, bộ tản nhiệt, đồ nướng và lò sưởi điện.
  • Che các nguồn điện và ổ cắm và giữ cho dây điện ra khỏi tầm với của bé.
  • Kiểm tra chỗ ngồi trong xe của bé trước khi đặt bé vào trong. Các chỗ ngồi và khóa có thể bị nóng đủ để gây bỏng cấp độ hai. Ngoài ra kiểm tra thiết bị ở sân chơi bằng kim loại (cột thép hoặc xích đu) trước khi cho bé ngồi trên đó.

Nguồn: Babycenter