Bạn đã từng nghe đến bệnh Whitmore?
Whitmore là một bệnh truyền nhiễm xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1954. Lúc này có khoảng 100 binh lính Pháp bị nhiễm bệnh trên chiến trường Việt Nam. Ca bệnh đầu tiên phát hiện tại Việt Nam là tại Viện Pasteur, Hồ Chí Minh vào năm 1925. Và thời gian gần đây Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một số trường hợp với chẩn đoán là bệnh Whitmore. Bệnh ...
Bạn đã từng nghe đến bệnh Whitmore?
Whitmore là một bệnh truyền nhiễm xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1954. Lúc này có khoảng 100 binh lính Pháp bị nhiễm bệnh trên chiến trường Việt Nam. Ca bệnh đầu tiên phát hiện tại Việt Nam là tại Viện Pasteur, Hồ Chí Minh vào năm 1925. Và thời gian gần đây Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một số trường hợp với chẩn đoán là bệnh Whitmore.
Bệnh Whitmore là gì?
Whitmore hay còn được gọi là bệnh melioidosis, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Ca nhiễm bệnh Whitmore đầu tiên được phát hiện tại Burma, Myanmar vào năm 1911 bởi nhà khoa học người Anh tên là Alfred Whitmore, vì thế tên bệnh thường được gọi là Whitmore.
Con đường lây truyền của bệnh
B. pseudomallei là một loại vi khuẩn gram âm, có khả năng sống mọi nơi ở môi trường tự nhiên, nhất là nơi ẩm ướt, đất, nước, các vùng đồng lúa nước ở Đông Nam châu Á vì sức đề kháng của chúng rất tốt. Loại vi khuẩn sống trong đất, vì thế con đường lây nhiễm chính của bệnh là qua tiếp xúc các vết trầy xước trên da với đất và có thể xây xước quá nhẹ nên người bệnh không để ý và không để lại dấu vết gì. Hoặc hít phải bụi, hơi nước có nhiễm khuẩn hoặc uống nước có nhiễm khuẩn Whitmore. Bệnh cũng lây nhiễm qua con đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất có vi khuẩn trong những trận gió lốc xoáy trước cơn mưa cũng đã được đề xuất. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra những bằng chứng nhiễm bệnh khi ăn các thức ăn có vi khuẩn.
Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào về lây bệnh giữa người với người hoặc từ động vật sang người qua con đường không khí. Vì thếnhiễm bệnh Whitmore thường lác đác, lẻ tẻ chứ không bùng phát thành dịch hoặc đại dịch.
Bệnh Whitmoren nguy hiểm như thế nào?
Tại chỗ vi khuẩn B. pseudomallei xâm nhập chúng gây thành các mụn mủ to hoặc nhỏ tùy theo mức độ, đôi khi là một ổ áp-xe lớn. Ở những người có sức đề kháng kém như người đang mắc bệnh nhiễm trùng mạn tính, sử dụng thuốc corticoid kéo dài, bệnh đái tháo đường, bệnh thận hoặc người nghiện rượu, nghiện ma túy... thì khi vi khuẩn xâm nhập máu sẽ gây nhiễm khuẩn huyết nặng.
Vi khuẩn theo dòng máu đi đến khắp các cơ quan trong cơ thể nhất là gan, lách, phổi gây nên các ổ áp-xe từ nhỏ đến lớn hoặc có thể liên kết với nhau. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng, bệnh sẽ hết sức trầm trọng do vừa nhiễm khuẩn huyết vừa nhiễm khuẩn bởi các ổ áp-xe, thậm chí nặng hơn nữa là sốc nhiễm khuẩn gây suy nhiều cơ quan, nhiều tạng, bệnh nhân có tiên lượng xấu, dễ tử vong.
Biểu hiện lâm sàng của người mất bệnh
Đa phần những người mắc bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tản mạn, nhiễm khuẩn khu trú như áp-xe cơ, áp-xe phần mềm, viêm hạch, viêm xương... tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh.
Tuy nhiên đây là căn bệnh có biểu hiện không rõ ràng, và thường sẽ bị nhầm lẫn sang bệnh khác khiến cho sức khỏe của người bệnh rất dễ suy kiệt hoặc tái đi tái lại nhiều lần do không điều trị đúng phác đồ.
Cách phòng chống bệnh
Hiện nay bệnh Whitmore chưa có thuốc phòng ngừa, vì vậy cách tốt nhất là mọi người nên giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. Khi bị xây xước da, cần được sát khuẩn kịp thời, nếu xuất hiện mụn mủ, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Cần vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi.
Theo: TS. Trịnh Thành Trung - Viện Vi Sinh vật và Công nghệ sinh học thuộc ĐHQGHN