Bạn có thực sự biết nên làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Bài viết cung cấp một số thông tin và hướng dẫn cách sơ cứu cơ bản, hãy tìm hiểu để biết bạn cần làm gì khi trẻ bị chảy máu cam.

Bạn có thực sự biết nên làm gì khi trẻ bị chảy máu cam? Bạn có thực sự biết nên làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Phần lớn mọi người đều từng nghe, hoặc từng trải qua mẹo điều trị chảy máu cam bằng cách ngửa đầu ra phía sau. Tuy nhiên, phương pháp đó thực sự không hề tốt. Bên cạnh đó, khi nhìn thấy bé bị chảy máu cam, một số ông bố bà mẹ trẻ thường cảm thấy hốt hoảng, thậm chí sinh nghi rằng liệu trẻ có bị các bệnh về máu và càng trở nên lo lắng hơn. Trẻ em bị chảy máu cam lần đầu tiên cũng thường hoảng sợ kêu khóc, gây lúng túng cho người xung quanh. Vậy, khi xảy ra tình huống đó, bạn nên giữ bình tĩnh và biết mình cần phải làm gì để trấn an và chăm sóc cho trẻ. Trong bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin và hướng dẫn cách sơ cứu cơ bản, hãy tìm hiểu để biết bạn cần làm gì khi trẻ bị chảy máu cam.

1. Hiểu biết về tình trạng chảy máu cam

Chảy máu cam là tình trạng máu ở mũi bị chảy xuống đột ngột mà không có sự tác động mạnh nào do va đập hoặc ngã. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở trẻ từ 2-10 tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ, không nhất thiết phải do các khối u hay các bệnh lý nào khác. Khi còn nhỏ, mạch máu chưa được phát triển hoàn thiện nên còn yếu, hơn nữa mũi là vị trí có các mạch máu mỏng và nhẹ, khi gặp thời tiết khô hanh. Trường hợp khác, một số bé có thói quen ngoáy mũi, xì mũi quá mạnh khi bị cúm nên gây vỡ mạch máu xung quanh mũi gây ra hiện tượng chảy máu.

làm gì khi trẻ bị chảy máu cam

2. Cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam

Khi phát hiện trẻ bị chảy máu mũi người lớn cần làm các bước sau:

- Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ ngả về phía trước. Việc ngồi với tư thế này giúp máu trong mũi không bị chảy xuống họng. Lưu ý là không được cho trẻ ngửa đầu ra hay nằm vì sẽ làm máu trong mũi có thể là các cục máu đông chảy ngược xuống họng gây tắc, hoặc khó thở.

- Hướng dẫn bé thở bằng miệng, dùng ngón tay trỏ và cái bóp giữ vào 2 bên cánh mũi của trẻ (vị trí có mạch máu), không nên bóp vào phần xương cứng ở sống mũi. Nếu làm vậy máu sẽ không ngừng mà có thể còn đau xương mũi của trẻ.

làm gì khi trẻ bị chảy máu cam

- Bóp giữ mũi của trẻ trong khoảng 7-10 phút, không nên thả tay thường xuyên vì có thể vô tình máu sẽ chảy ồ ạt ra ngoài thêm do máu chưa đông hẳn.

- Hãy dùng khăn và đặt viên đá vào để chườm lạnh lên vùng gốc mũi hoặc cho trẻ ngậm một viên đá. Tuy nhiên trẻ nhỏ quá không thể ngậm được đá lâu vì sẽ làm lạnh cóng miệng, họng. Lợi ích chườm đá để cho mạch máu mũi co lại, giảm quá trình máu chảy ra.

- Nên động viên, an ủi trẻ tránh lo sợ, giảm căng thẳng. Đồng thời hướng dẫn trẻ khạc máu tụ (nếu có) ở trong miệng ra, hoặc có thể uống một ít nước, rồi súc miệng.

- Sau khi trẻ ngừng chảy máu cam thì nên cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất 2 giờ, không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn, thức uống quá nóng trong vòng 24 giờ. Dạy trẻ không nên ngoáy mũi hay xì mũi thường xuyên, không đưa tay vào mũi để lấy máu đông, vì sẽ làm cháy máu trở lại.

làm gì khi trẻ bị chảy máu cam

- Ngoài ra, nếu bé nhà bạn thường xuyên bị chảy máu cam, hoặc sau khi sơ cứu, quá trình chảy máu vẫn tiếp tục kéo dài hơn 10 phút, hãy gọi điện thoại hoặc đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và khám chẩn một cách kỹ lưỡng.

3. Lưu ý thêm

Trẻ em là độ tuổi rất dễ bị chảy máu cam, vì vậy bố mẹ có thể dự phòng thuốc cầm máu cho trẻ. Hơn nữa, nên chủ động tìm hiểu các thông tin y học thường thức và phổ biến để có những biện pháp phòng tránh như: luôn giữ niêm mạc mũi trẻ ẩm, khô ráo, uống đủ nước, không được cho trẻ ngoáy mũi nhiều lần, vệ sinh mũi cho trẻ bằng máy phun sương (nếu có) hoặc dùng nước nhỏ mũi. Nếu nhận thấy trẻ thường xuyên bị chảy máu mũi, các phụ huynh hãy nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!

>>> Xem thêm: Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?