Bạn có đang trong giai đoạn bị trầm cảm?

Trầm cảm là tình trạng mà bản thân cảm thấy chán nản, buồn, tuyệt vọng, không có động lực, hoặc không quan tâm tới cuộc sống. Nhìn chung nếu bạn thấy chán nản trong một thời gian ngắn thì không cần lo ngại nhưng khi cảm giác như vậy kéo dài hơn hai tuần và khi cảm xúc can thiệp vào các hoạt động hàng ngày như chăm sóc gia đình, dành thời gian với bạn bè, hoặc đi làm hoặc đi ...

Bạn có đang trong giai đoạn bị trầm cảm? Bạn có đang trong giai đoạn bị trầm cảm?

Trầm cảm là tình trạng mà bản thân cảm thấy chán nản, buồn, tuyệt vọng, không có động lực, hoặc không quan tâm tới cuộc sống.

Nhìn chung nếu bạn thấy chán nản trong một thời gian ngắn thì không cần lo ngại nhưng khi cảm giác như vậy kéo dài hơn hai tuần và khi cảm xúc can thiệp vào các hoạt động hàng ngày như chăm sóc gia đình, dành thời gian với bạn bè, hoặc đi làm hoặc đi học, có thể bạn đang trong giai đoạn trầm cảm.

vicare.vn-ban-co-dang-trong-giai-doan-bi-tram-cam-body-1

Dấu hiệu và triệu chứng

Nỗi buồn chỉ là một phần của bệnh trầm cảm. Một số người bị trầm cảm có thể không cảm thấy buồn phiền. Trầm cảm có nhiều triệu chứng khác, bao gồm cả những triệu chứng vật lý. Nếu bạn đã được trải qua bất kỳ các dấu hiệu và triệu chứng sau đây trong ít nhất 2 tuần, bạn có thể đang bị trầm cảm:

  • Buồn dai dẳng, lo lắng, hoặc cảm thấy trống rỗng
  • Cảm giác tội lỗi, vô dụng, bất lực
  • Mất đi sự hứng thú hoặc niềm vui trong sở thích và các hoạt động
  • Giảm năng lượng, mệt mỏi, thấy tuyệt vọng
  • Khó tập trung, ghi nhớ, đưa ra quyết định
  • Khó ngủ, thức dậy quá sớm vào buổi sáng, hoặc ngủ quá nhiều
  • Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
  • Bồn chồn, khó chịu
  • Các triệu chứng thân thể thường xuyên như đau đầu, đau lưng, đau cơ và đau khớp, đau ngực

vicare.vn-ban-co-dang-trong-giai-doan-bi-tram-cam-body-2

Các loại trầm cảm

Có một số rối loạn trầm cảm

1. Trầm cảm nặng: Các triệu chứng nghiêm trọng gây trở ngại cho khả năng làm việc, ngủ, học tập, ăn, và tận hưởng cuộc sống. Giai đoạn này có thể chỉ xảy ra một lần duy nhất trong cuộc đời mỗi người nhưng cũng có người thường xuyên hơn và có nhiều giai đoạn.

2. Rối loạn trầm cảm dai dẳng: Tâm trạng chán nản kéo dài ít nhất 2 năm. Một người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể có cơn trầm cảm nặng cùng với các triệu chứng kéo dài ít nghiêm trọng. Có một số kiểu trầm cảm hơi khác, hoặc phát triển trong hoàn cảnh đặc biệt. Cụ thể:

  • Trầm cảm tâm thần: Xảy ra khi một người trầm cảm nghiêm trọng cộng thêm một số hình thức rối loạn tâm thần, chẳng hạn như có niềm tin sai lệch, đi ngược lại với thực tế (ảo tưởng), hoặc nghe hoặc nhìn thấy những điều khó chịu mà những người khác không thể nghe hoặc thấy (ảo giác).
  • Trầm cảm sau sinh: Đây là tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều chứng khó chịu mà nhiều phụ nữ trải qua sau khi sinh. Nguyên nhân của nó là bởi sự thay đổi nội tiết tố, cơ thể và trách nhiệm mới phải chăm sóc cho trẻ sơ sinh quá áp lực. Người ta ước tính rằng 10 đến 15% phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh.
  • Rối loạn theo mùa: Đặc trưng khởi phát chứng trầm cảm là vào mùa đông, khi có ít ánh sáng mặt trời tự nhiên. Chứng trầm cảm này sẽ giảm đi trong mùa xuân và hè. Nó có thể được điều trị hiệu quả bằng liệu pháp ánh sáng, nhưng gần một nửa trong số những người bị rối loạn theo mùa không thể cải thiện chỉ với liệu pháp này. Thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu có thể làm giảm các triệu chứng, hoặc lựa chọn áp dụng riêng hoặc kết hợp với liệu pháp ánh sáng.

3. Rối loạn lưỡng cực khác với trầm cảm: Sở dĩ nó cũng nằm trong danh sách là bởi người rối loạn lưỡng cực cũng phải trải nghiệm những tâm trạng tiêu cực (trầm cảm). Tuy nhiên họ cũng sẽ trải qua những tâm trạng mãnh liệt tột độ.

vicare.vn-ban-co-dang-trong-giai-doan-bi-tram-cam-body-3

Chẩn đoán và Điều trị

-Để ý tới những dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

-Tìm đến bác sĩ để tìm hiểu những nguyên nhân gây ra trầm cảm.

-Tìm hiểu về trầm cảm để có đầy đủ kiến thức.

-Hãy thử liệu pháp nói chuyện.

-Xem xét việc dùng thuốc theo toa.

-Hãy thử các liệu pháp thay thế hoặc thuốc.

-Thay đổi lối sống.

-Ngủ tốt, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, phục hồi bất kỳ thói quen tốt nào mà bạn bỏ qua.

-Duy trì sự hỗ trợ tốt từ xung quanh.

-Thay đổi hành vi.

-Thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực.

Ms. Aarathi Selvan (*)

(Nguồn: www.practo.com)