Bạn có biết trẻ bị chân tay miệng bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị chân tay miệng thường gặp ở những độ tuổi dưới 3, ít khi trên 5. Bệnh thường gây sốt cao, nổi nhiều mụn nước, các vết ban đỏ ở trên da khiến các bậc phụ huynh cảm thấy rất lo lắng và đau lòng. Đó là lý do vì sao rất nhiều người đặt ra câu hỏi trẻ bị chân tay miệng bao lâu thì khỏi?
Bạn có biết trẻ bị chân tay miệng bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị chân tay miệng thường gặp ở những độ tuổi dưới 3, ít khi trên 5. Bệnh thường gây sốt cao, nổi nhiều mụn nước, các vết ban đỏ ở trên da khiến các bậc phụ huynh cảm thấy rất lo lắng và đau lòng. Đó là lý do vì sao rất nhiều người đặt ra câu hỏi trẻ bị chân tay miệng bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị chân tay miệng bao lâu thì khỏi?
Bệnh chân tay miệng là một căn bệnh truyền nhiễm, lây từ người này sang người khác. Cho đến hiện tại, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng ngừa. Các loại thuốc hiện nay chủ yếu chỉ có tác dụng hỗ trợ triệu chứng. Chẳng hạn như nếu bệnh có các triệu chứng đi kèm như sốt thì bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt để ngăn chặn quá trình phát triển của bệnh. Nếu trẻ bị đau rát khó chịu ở những vết lở loét, bạn có thể dùng thuốc bôi để sát khuẩn và giảm đau cho bé. Nhưng phải nhớ rằng việc điều trị bệnh bằng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng một cách tùy tiện.Bệnh chân tay miệng hiện nay được chia thành 4 cấp độ khác nhau. Như vậy, trẻ bị chân tay miệng bao lâu thì khỏi phụ thuộc cấp độ bệnh hiện tại như thế nào. Điều này còn tùy vào cơ địa cũng như hiệu quả của phác đồ điều trị và chăm sóc tại nhà.
- Cấp độ 1: Da trẻ có dấu hiệu xuất hiện một vài vết ban, mụn nước nhỏ kèm theo hiện tượng sốt nhẹ. Lúc này, bạn có thể chăm sóc bé tại nhà khoảng 5 - 7 ngày sau sẽ hết bệnh.
- Cấp độ 2: Trẻ có dấu hiệu sốt cao, bứt rứt khó chịu, quấy khóc, có biểu hiện rung giật cơ nhẹ,...Bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để theo dõi bệnh. Tùy mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ cho truyền gama globulil - một loại thuốc đặc hiệu ngăn chặn biến chứng tim mạch.
- Cấp độ 3: Trẻ có dấu hiệu yếu, tay chân bị liệt hoặc co giật mạnh gây hôn mê, ngủ li bì. Lúc này, bác sĩ sẽ vừa truyền gama globumin vừa theo dõi liên tục để theo dõi tình hình bệnh.
- Cấp độ 4: Trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, trụy mạch và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, bắt buộc phải tiến hành lọc máu.
Làm sao để bệnh chân tay miệng nhanh khỏi?
Trẻ bị chân tay miệng bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc. Vậy nên dù trong quá trình điều trị bệnh tại nhà hay ở bệnh viện, chị em cũng cần có một chế độ chăm sóc một cách khoa học và hợp lý để giúp trẻ nhanh chóng khỏe mạnh. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần bỏ túi khi con bị bệnh:
- Hằng ngày phải vệ sinh răng miệng và thân thể trẻ một cách sạch sẽ nhưng tuyệt đối không được làm vỡ, nhiễm trùng các mụn nước.
- Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt đảm bảo lượng dinh dưỡng nhất định cho cơ thể. Khi cho trẻ ăn không nên dùng các loại muỗng góc cạnh, sắc vì có thể gây tổn thương các vết loét ở miệng.
- Tuyệt đối không được châm chích, cạy vỡ các mụn nước để tránh tình trạng viêm, nhiễm vết thương.
- Cho trẻ cách ly, các đồ dùng cá nhân phải được ngâm nước sôi hoặc ngâm trong các dung dịch khác để diệt sạch vi khuẩn.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái trong một môi trường sinh hoạt thoáng đãng và mát mẻ.
Hi vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc trẻ bị chân tay miệng bao lâu thì khỏi. Từ đó có hướng điều trị bệnh phù hợp cho các bé nhà mình.Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.