Bạn có biết: Nấm kẽ chân là gì?

Nấm kẽ chân bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay. Bệnh này thường xuất hiện vào những ngày mưa bão do thời tiết ướt át, từ đó khiến cho chân của bạn luôn bị ướt là môi trường rất tốt cho bệnh nấm kẽ chân phát triển. Vậy bệnh nấm kẽ chân là bệnh gì? Có những cách nào điều trị bệnh này không?

Bạn có biết: Nấm kẽ chân là gì? Bạn có biết: Nấm kẽ chân là gì?

Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

Những triệu chứng của bệnh nấm kẽ chân

Theo các bác sĩ thì bạn phải nhận biết được đúng những triệu chứng của bệnh gây ra, từ đó mới có cách điều trị hợp lý và giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Có một số triệu chứng thường gặp của bệnh như: Bệnh thường xuất hiện ở kẽ chân và kẽ tay, đa số là ở giữa ngón thứ 3 hoặc ngón thứ 4. Khi bệnh còn nhẹ thì vùng da ở chổ bị bệnh da thường khô, bị bong vảy và gây ngứa. Lúc bệnh nặng hơn thì các ngón chân và tay có thể bị loét, bị nứt và bưng mủ, thậm chí có khi bị sưng tẩy và đỏ, ngoài ra còn có xuất hiện các mụn nước, gây tình trạng đau và nhiễm khuẩn..Bệnh sau đó sẽ bắt đầu lan ra các mu bàn chân, các ngón chân và ngón tay khác hoặc ở rìa bàn chân, cuối cùng là gây ảnh hướng tới sinh hoạt của người mắc bệnh rất nhiều.

Nấm kẽ chân do nấm Epidermophyton floccosum gây ra, bệnh có thể lây lan từ người này qua người khác qua đường tiếp xúc và có thể tái phái trở lại nếu như không được điều trị đúng cách và triệt để nhất.

vicare.vn-ban-co-biet-nam-ke-chan-la-gi-body-1

Một số cách chữa bệnh nấm kẽ chân hiện nay

Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nấm kẽ chân có thể ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt của bạn, thậm chí có thể gây ra những tác dụng phụ. Bởi vậy nên các bác sĩ khuyên bạn nên điều trị sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, việc điều trị sớm cũng sẻ ngăn ngừa bệnh phát triển thành bệnh mãn tính, lúc đó bệnh sẽ rất khó điều trị.

Hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng để điều trị nấm kẽ chân rất hiệu quả: Tây y và Đông y. Bài viết sẽ cung cấp cách điều trị bệnh nấm kẽ chân bằng phương pháp Tây y.

Áp dụng Tây y để điều trị nấm kẽ chân

Bệnh nấm kẽ chân không hề khó chữa trị, bạn chỉ cần vận dụng đúng phương pháp, dùng đúng thuốc và đúng cách thì có thể dễ dàng thoát khỏi bệnh dứt điểm trong một thời gian ngắn. Để tránh tác dụng phụ của thuốc và từ đó đạt hiệu quả trong việc chữa bệnh nấm kẽ chân thì các bác sĩ khuyên các bạn cần đi khám bác sỹ chuyên khoa da liễu, và phải thực sự thận trọng sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ. Thuốc trị bệnh nấm kẽ chân được áp dụng nhiều hiện nay là thuốc kháng nấm, được sử dụng theo 2 đường là dùng để bôi khi bị nhẹ hoặc uống nếu bị nặng.

Dùng thuốc bôi khi bị nhẹ

Một số loại thuốc bạn có thể sử dụng khi bị nhẹ đó là các loại thuốc bôi thuộc nhóm allylamine, nhóm azole như Clotrimazol và Ketoconazol.... Ưu điểm của các thuốc này là sẽ không gây rát lại rất tiện lợi cho bạn.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc bạn phải lưu ý một số điều như sau:

- Bạn không nên ngâm hay rửa vết thương của mình trước khi bôi thuốc bằng thuốc tím, bằng dung dịch kháng khuẩn hay là nước muối. Nguyên nhân vì khi ngâm và rửa vết thương sẽ khiến vết thương bị loét và chảy dịch nhiều hơn. Trong trường hợp vùng da bị nấm kẽ chân của bạn bị bẩn hay bị chảy dịch nhiều... thì bạn chỉ cần dùng bông lau sạch tổn thương rồi bôi thuốc là được.

- Tuyệt đối không dùng vật cứng cạo nơi bị nấm sẽ làm cho da bị tổn thương, từ đó gây nhiễm khuẩn.

- Bạn cũng không nên dùng xà phòng để tắm hay rửa nơi bị nhiễm nấm kẽ chân

- Khi thấy có những dấu hiệu lành bệnh, bạn vẫn nên tiếp tục bôi thuốc trong vòng 1 đến 2 tuần nữa cho khỏi bệnh hẳn.

- Bạn phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc. Tránh tình trạng bôi quá liều vừa gây phí thuốc lại vừa có thể gây ra tình trạng nóng rát và làm tổn thương cho da.

vicare.vn-ban-co-biet-nam-ke-chan-la-gi-body-2

Trường hợp điều trị phải dùng thuốc uống

Cho đến thời điểm hiện tại thì có 2 nhóm thuốc uống đang được áp dụng phổ biến để chữa nấm kẽ chân là nhóm griseofulvin và nhóm azole gồm có fluconazole, itraconazole, Miconazol và ketoconazole.

Bạn cần lưu ý một số điểm như sau khi dùng thuốc

Bạn chỉ sử dụng thuốc uống khi bệnh nặng và có sự chỉ thị của bác sỹ chuyên khoa.

Như vậy, bài viết trên HoiBenh đã chia sẻ rất nhiều thông tin về bệnh nấm kẽ chân đến bạn. Thời tiết đang vào mùa ẩm ướt, bạn nên dắt túi những kiến thức trên để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mình.

Xem thêm:

  • 24 bước đơn giản ngăn ngừa nhiễm nấm ở Da, Tóc và Móng!
  • Nấm miệng ở trẻ và những điều cần biết